Các đại biểu tham dự tại buổi lễ.
Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Tuồng Bội xuất hiện tại Hưng Trạch vào khoảng thế kỷ thứ XVI. Một trong những nét đặc sắc của Hát Tuồng Bộ ở xã Hưng Trạch là loại hình nghệ thuật của giới quý tộc cung đình, tầng lớp trí thức thượng lưu nhưng cũng chính là sinh hoạt văn hóa, tinh thần của công chúng bình dân.
Nội dung các tích tuồng đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc, chứa đựng tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa, nghĩa vợ chồng, mùa màng tươi tốt… Âm sắc các vở tuồng trầm hùng mà sâu lắng, tạo cảm giác gần gũi, có sức truyền cảm, lay động lòng người.
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Tuồng Bội cho xã Hưng Trạch (Bố Trạch)
Trải qua bao thăng trầm của các thời kỳ lịch sử, Hát Tuồng Bội vẫn luôn có mặt trong đời sống văn hóa, tinh thần và trở thành một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và tiêu biểu của người dân Hưng Trạch. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, Hát Tuồng Bội đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Hưng Trạch anh hùng.
Đại diện lãnh đạo huyện Bố Trạch phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo huyện Bố Trạch cho rằng nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Tuồng Bội xã Hưng Trạch được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là một cột mốc quan trọng, minh chứng cho sức sống bền bỉ của loại hình nghệ thuật dân gian này. Đây cũng là lời khẳng định rõ ràng cho tầm vóc, giá trị của nghệ thuật Hát Tuồng Bội trong kho tàng văn hóa dân tộc và đời sống tinh thần của người dân Quảng Bình.
Tặng hoa cho Câu lạc bộ Hát Tuồng Bội xã Hưng Trạch (Bố Trạch)
Để xứng đáng với danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gìn giữ một phần hồn cốt của quê hương, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng toàn thể cộng đồng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và quảng bá di sản; chú trọng công tác truyền dạy, đào tạo thế hệ kế cận.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư, hỗ trợ nghệ nhân và các câu lạc bộ về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để các em nhỏ, thanh thiếu niên yêu thích, học hỏi và thực hành nghệ thuật Tuồng; đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa gắn việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch…
Nguồn:https://baoquangbinh.vn/van-hoa/202504/don-nhan-bang-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-thuat-trinh-dien-dan-gian-hat-tuong-boi-2225690/
Bình luận (0)