Mức điểm sàn đối với tất cả ngành/chuyên ngành/chương trình đại học chính quy của Trường Đại học Kinh tế - Luật, năm 2025 dành cho thí sinh khu vực 3, chưa cộng điểm thưởng, điểm ưu tiên đối tượng.
Các mức điểm chi tiết như sau:
Phương thức xét tuyển |
Mức điểm |
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng |
|
- Đối tượng 2: Ưu tiên xét tuyển thí sinh giỏi, tài năng của các trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM (thang điểm 90) |
72,00 điểm |
- Đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển thí sinh thuộc danh sách 149 trường THPT được ưu tiên xét tuyển vào Đại học Quốc gia TPHCM (thang điểm 90) |
72,00 điểm |
- Đối tượng 4: Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế |
|
▪ Chứng chỉ A-Level (thang điểm 100) |
80 điểm |
▪ Bằng tú tài quốc tế-IB (thang điểm 45) |
32 điểm |
▪ Chứng chỉ SAT (thang điểm 1.600) |
1.200 điểm |
▪ Chứng chỉ ACT (thang điểm 36) |
27 điểm |
Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (thang điểm 1.200) |
720 điểm |
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (thang điểm 30) |
19,00 điểm |
Riêng đối với ngành/chuyên ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật: thực hiện theo Quyết định số 678/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2025 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học.
Theo đó, người học các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Điểm môn Toán và Ngữ văn hoặc Toán hoặc Ngữ văn trong các tổ hợp xét tuyển phải từ 6 điểm trở lên;
- Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025: tổng điểm phải từ 720 điểm trở lên, đồng thời điểm trung bình học bạ 3 năm THPT môn Toán phải đạt từ 6,0 điểm trở lên.
Quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh:
Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành và Công văn số 2457/BGDĐT-GDĐH ngày 19/05/2025 của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Kinh tế - Luật triển khai phương pháp quy đổi điểm trúng tuyển như sau:
- Không quy đổi điểm của từng thí sinh về một thang điểm chung.
- Áp dụng phương pháp bách phân vị, đảm bảo mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức (thi tốt nghiệp THPT, đánh giá năng lực, điểm học tập THPT...) tương đương theo phân vị và mức độ đáp ứng yêu cầu đầu vào của từng ngành/chuyên ngành/chương trình đào tạo.
Trước khi xét tuyển: Căn cứ trên kết quả học tập loại Giỏi và Xuất sắc theo ngành/chuyên ngành của các sinh viên năm trước, trường xác định hệ số điều chỉnh vùng giá trị phân vị của các phương thức.
Trong quá trình xét tuyển, lọc ảo: Thực hiện xác định mức điểm trúng tuyển dựa trên nguyên tắc tương đương đồng phân vị (có áp dụng hệ số điều chỉnh) của các phương thức xét tuyển.
Căn cứ chỉ tiêu xét tuyển của từng ngành/chuyên ngành/chương trình tuyển sinh, thực hiện điều chỉnh nhiều lần điểm trúng tuyển của các phương thức (qua các lần lọc ảo chung) cho đến khi đạt được quy mô tuyển sinh phù hợp với mục tiêu.
Công bố điểm chuẩn: Điểm chuẩn sẽ được công bố theo mức điểm riêng của từng phương thức, cùng với bảng quy đổi điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp theo phương pháp bách phân vị.
Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế - Luật tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng
- Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025
- Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Với phương thức 3, nhà trường có 6 tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành và các phương thức đào tạo: Toán - Vật lí – Hóa học (A00), Toán - Tiếng Anh - Ngữ văn (D01), Toán - Tiếng Anh - Vật lí (A01), Toán - Tiếng Anh - Hóa học (D01), Toán - Tiếng Anh - Tin học (X26), Toán - Tiếng Anh - Giáo dục kinh tế và pháp luật (X25).
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/truong-dh-kinh-te-luat-tphcm-cong-bo-muc-san-19-xet-diem-thi-tot-nghiep-thpt-post741190.html
Bình luận (0)