Ukraine đã phá hủy hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M-1991 của Triều Tiên, đánh dấu lần đầu tiên loại bỏ được loại vũ khí này trong xung đột Ukraine.
Báo Khoa học và Đời sống•04/07/2025
Mới đây, Lực lượng Ukraine đã công bố đoạn clip trên không cho thấy cảnh phá hủy một hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M1991 hiếm do Triều Tiên sản xuất và cấp cho Nga. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Cuộc tấn công do Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid” thực hiện đã phá hủy hoàn toàn bệ phóng M1991 và gây ra vụ nổ cực kỳ lớn, do máy bay không người lái (UAV) của Ukraine mang tên lửa tấn công trực tiếp. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Theo tuyên bố của đơn vị Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid” trên mạng Telegram, một người điều khiển chiếc máy bay không người lái mang tên lửa đã bắn trúng một trong những quả đạn rocket được gắn trên bệ phóng M1991. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Lúc này, do va chạm, đạn rocket rên bệ phóng M1991 phát nổ ngay sau đó rồi xuyên thủng cabin của xe. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Tiếp theo là một đám cháy bùng lên dữ dội. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Chiếc xe nhanh chóng chìm trong biển lửa, dẫn đến việc cả bệ phóng và đầu đạn trên M1991 đều bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Cuộc không kích diễn ra ở Donetsk, một khu vực đang diễn ra giao tranh ác liệt. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Được biết, Hệ thống pháo phản lực M1991 do Triều Tiên sản xuất, cung cấp cho Nga để triển khai đối đầu với Ukraine. Ảnh: @Tiểu đoàn tinh nhuệ “Raid”.
Hệ thống M1991 có khả năng phóng rocket không điều khiển 240mm ở tầm bắn từ 40 đến 60 km, với tốc độ bắn cao và hiệu ứng bão hòa được thiết kế để vô hiệu hóa các mục tiêu diện rộng. Ảnh: @ Army Recognition.
Việc phá hủy một hệ thống như vậy không chỉ loại bỏ mối đe dọa lớn đối với các đơn vị tiền tuyến Ukraine, mà còn phá vỡ khả năng thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực hàng loạt của Nga. Ảnh: @ The War Zone.
Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, Triều Tiên đã bắt đầu cung cấp các đơn vị MLRS M1991 cho Nga trong vòng sáu tháng qua, với một số nguồn tin cho rằng có thể chuyển giao tới 100 bệ phóng. Ảnh: @ Defense Express.
Việc Nga sử dụng các hệ thống này trên chiến trường được hiểu là một phần của quan hệ đối tác quân sự đang phát triển giữa Moscow và Bình Nhưỡng, khi Nga tìm cách bổ sung kho dự trữ vũ khí của mình trong bối cảnh mức tiêu thụ đang cao. Ảnh: @NK News.
Bình luận (0)