Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Từ những nhân vật hoạt hình biết nói, biết hát đến những người nổi tiếng không tồn tại thật, idol ảo đang vươn lên thành ngôi sao mạng xã hội nhờ công nghệ AI và kiếm tiền như người thật.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ16/07/2025

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng - Ảnh 1.

Idol ảo đang dần phổ biên trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngày càng nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội không có thật ngoài đời. Họ không ăn, không ngủ, không mắc lỗi, nhưng lại có hàng triệu người theo dõi và mang về doanh thu đều đặn nhờ công nghệ AI đứng sau.

Những Idol do AI "lăng xê"

Với các công nghệ tổng hợp giọng nói (voice cloning), mô phỏng hình ảnh 3D và mô hình ngôn ngữ, một nhân vật ảo được tạo ra và "sống" như người thật trên nền tảng số. Họ có khả năng nói chuyện, biểu cảm khuôn mặt, tương tác với bình luận theo thời gian thực và duy trì một hình ảnh công chúng nhất quán.

Một ví dụ nổi bật là Kizuna AI, nhân vật hoạt hình Nhật Bản xuất hiện trên YouTube từ năm 2016. Dù không có thân phận thật, Kizuna livestream, phản hồi bình luận, làm video chơi game, và xây dựng một cộng đồng fan trung thành.

Nhóm phát triển đứng sau "cô" sử dụng công nghệ motion capture để thu chuyển động, đồng thời tích hợp voice engine để điều khiển giọng nói và phản ứng.

Tại Hàn Quốc, SM Entertainment phát triển nhân vật Naevis, người không tồn tại trong nhóm nhạc aespa nhưng vẫn là thành viên chính thức. Năm 2024, Naevis ra mắt ca khúc riêng, với giọng hát và ngoại hình do AI tạo ra. Các chuyển động biểu diễn đều được dựng bằng công nghệ ảo hóa thời gian thực, trong khi phần giọng được tổng hợp từ các tệp mẫu có thật.

Những công nghệ này không còn xa lạ. Nền tảng như Synthesia, ElevenLabs hay DeepBrain AI hiện cho phép bất kỳ ai tạo ra một "người dẫn chương trình ảo" hay "streamer ảo" chỉ từ văn bản và một mẫu giọng. Những công cụ này đang thương mại hóa khả năng tạo người nổi tiếng từ dữ liệu.

Danh tiếng thật, người điều khiển ẩn danh và mặt trái

Sự lan rộng của idol ảo cũng làm dấy lên câu hỏi: ai đứng sau họ? Và người hâm mộ có biết họ đang tương tác với một AI?

Không phải ai cũng phân biệt được video dùng AI và video do người thật quay. Nhiều kênh YouTube, TikTok hiện nay sử dụng mô hình voice cloning để giả giọng người nổi tiếng, kết hợp với hình ảnh deepfake khiến khán giả tin rằng nhân vật kia là thật. 

Một số vụ việc đã bị phát hiện khi có người dùng giọng của chính trị gia hoặc nghệ sĩ nổi tiếng để phát ngôn sai sự thật, thậm chí kêu gọi chuyển tiền vào tài khoản giả.

Nỗi lo về lạm dụng hình ảnh và danh tính khiến nhiều nền tảng bắt đầu siết kiểm duyệt. YouTube yêu cầu người đăng video khai báo rõ nếu sử dụng giọng hoặc hình ảnh mô phỏng người thật bằng AI. TikTok và Instagram cũng nâng cấp thuật toán để phát hiện nội dung giả lập, đặc biệt trong các video có yếu tố thương mại hoặc chính trị.

Một vấn đề pháp lý khác là quyền sở hữu: ai thực sự "sở hữu" nhân vật ảo? Là người lập trình, studio sản xuất, nền tảng đăng tải hay AI tự tạo ra nội dung? Đây là bài toán chưa có lời giải rõ ràng, nhất là khi idol ảo bắt đầu ký hợp đồng quảng cáo, có thu nhập và ảnh hưởng tới công chúng.

Trở lại chủ đề
Tuấn Vĩ

Nguồn: https://tuoitre.vn/youtuber-ao-idol-ao-dang-kiem-tien-that-khi-ai-tro-thanh-nguoi-noi-tieng-20250715102917569.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm