Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Điều chỉnh tên đường tại TP.HCM: Lấy sự đồng thuận của người dân làm trung tâm

(HMC) – Chiều 10/7, Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 91/2005/NĐ-CP về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng. Hội nghị nhằm phân tích những bất cập trong thực tiễn triển khai, từ đó lắng nghe ý kiến đóng góp, đề xuất sửa đổi quy định theo hướng phù hợp pháp luật, tình hình thực tế và phát huy giá trị văn hoá dân tộc.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng10/07/2025

Hội nghị do TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó Trưởng Ban Văn hoá Xã hội HĐND TP.HCM cùng các Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM: Nguyễn Minh Nhựt, Đỗ Phước Trung, Nguyễn Thanh Phong đồng chủ trì.

Một trong những vấn đề được các đại biểu, chuyên gia tập trung thảo luận là tình trạng trùng tên đường ở nhiều địa bàn.
Theo PGS.TS Hà Minh Hồng - Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, hiện có tên đường cùng xuất hiện ở 2 hoặc nhiều phường xã, cá biệt có trường hợp một tên gọi đặt cho 5 tuyến đường khác nhau. Có thể kể đến đường Phan Văn Trị xuất hiện ở phường Chợ Quán và phường An Đông; đường Tân Mỹ ở phường Tân Thuận và phường Tân Mỹ; đường Nguyễn Thị Nhỏ tại phường Phú Thọ và phường Minh Phụng; đường Chu Văn An ở phường Thủ Đức và phường Tăng Nhơn Phú,...

0i9a3735.jpg
PGS.TS Hà Minh Hồng cho biết, hiện TP.HCM có tên đường cùng xuất hiện ở 2 hoặc nhiều phường, xã.

Ông cũng chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trùng tên đường bao gồm: yếu tố lịch sử để lại (hoạt động sáp nhập TP.HCM từ 3 tỉnh/thành vào 2025 có nét tương đồng với việc sáp nhập TP. Sài Gòn với tỉnh Gia Định năm 1975); dấu ấn lịch sử - văn hoá (tên đường thường gắn với danh nhân, địa danh, sự kiện nổi tiếng nên dễ trùng lặp); tự phát (giai đoạn sau năm 1975 đến trước 1995, khi chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, nhiều quận huyện đã tự phát đặt tên cho các tuyến đường mới).

Từ thực tế trên, các đại biểu tham dự đã đề xuất nhiều giải pháp điều chỉnh như: giữ tên cũ và bổ sung thêm thông tin địa lý (phường/xã); xem xét loại bỏ những tên ít ý nghĩa để thay thế bằng những tên sự kiện, địa danh, nhân vật tiêu biểu;...

Đề cập đến việc đều chỉnh tên đường tại Hà Nội, Đà Nẵng và hay các thành phố lớn trên thế giới như Tokyo (Nhật Bản), New York (Mỹ), TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó Trưởng Ban Văn hoá Xã hội HĐND TP.HCM chỉ ra, về nguyên tắc, việc đổi tên cần căn cứ vào yếu tố lịch sử, văn hoá, hạn chế thay đổi tên đường lâu đời và tôn trọng nguyện vọng của cộng đồng. Khi thật sự cần thiết phải đổi tên đường, cần có lộ trình cụ thể, phương án hỗ trợ thay đổi giấy tờ và đảm bảo đồng bộ hệ thống quản lý đô thị, không gây xáo trộn đời sống người dân.

0i9a3752.jpg
TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó Trưởng Ban Văn hoá Xã hội HĐND TP.HCM cho rằng chỉ đổi tên đường khi thực sự cần thiết nhằm tránh xáo trộn đời sống của người dân, doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM Nguyễn Minh Nhựt đề nghị sớm xây dựng, trình quy chế mới về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.

0i9a3704.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM Nguyễn Minh Nhựt nhấn mạnh các phương án điều chỉnh cần lấy sự đồng thuận của nhân dân làm trung tâm.

Đồng thời khẳng định: “Công tác đặt, đổi tên đường không chỉ là công việc hành chính nhằm quản lý đô thị mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của từng địa phương. Do đó các phương án điều chỉnh cần lấy sự đồng thuận của nhân dân làm trung tâm, lấy lợi ích của cộng đồng làm nền tảng, lấy sự phối hợp chặt chẽ cùng trình tự thủ tục pháp luật, đảm bảo hài hoà giữa tính khoa học và thực tiễn trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể là trọng yếu và thường xuyên”.

Nguồn: https://ttbc-hcm.gov.vn/dieu-chinh-ten-duong-tai-tp-hcm-lay-su-dong-thuan-cua-nguoi-dan-lam-trung-tam-1019122.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm