Giá thu mua sầu riêng ở khu vực ĐBSCL như sau: Sầu riêng Ri6 VIP có giá từ 65.000 đồng/kg, Ri6 loại A ở mức 56.000 - 58.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 loại B ở mức từ 40.000 – 43.000 đồng/kg, Ri6 loại C thương lượng. Sầu riêng Ri6 xô A-B có giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg.
Sầu riêng Thái VIP có giá 95.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A có giá từ 78.000 - 81.000 đồng/kg, sầu riêng Thái loại B có giá từ 58.000 - 61.000 đồng/kg, sầu riêng Thái loại C có giá từ 40.000 – 45.000 đồng/kg. Sầu Thái xô A-B có giá 62.000 – 70.000 đồng/kg
Sầu riêng Chuồng Bò loại A có giá 48.000 – 50.000 đồng/kg, loại B có giá 30.000 đồng/kg, loại C thương lượng; Sầu riêng Sáu Hữu loại A có giá 70.000 – 75.000 đồng/kg, loại B có giá 50.000 – 55.000 đồng/kg, loại C thương lượng.
Sầu riêng Musang King loại A có giá từ 125.000 - 130.000 đồng/kg, loại B có giá từ 95.000 - 100.000 đồng/kg, loại C thương lượng. Sầu riêng Black Thorn loại A có giá từ 120.000 - 125.000 đồng/kg, loại B có giá từ 100.000 - 105.000 đồng/kg, loại C thương lượng.
Giá thu mua sầu riêng khu vực Đông Nam Bộ: Giá sầu riêng Ri6 A có giá từ 55.000 - 57.000 đồng/kg, loại B có giá từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, loại C thương lượng. Sầu riêng Thái loại A có giá 77.000 – 80.000 đồng/kg, loại B có giá từ 57.000 – 60.000 đồng/kg, loại C có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Giá thu mua sầu riêng khu vực Tây Nguyên: Sầu riêng Ri6 A có giá 53.000 - 57.000 đồng/kg, loại B có giá từ 40.000 đồng/kg, loại C thương lượng. Sầu riêng Thái loại A có giá 77.000 – 80.000 đồng/kg, loại B có giá từ 57.000 – 60.000 đồng/kg, loại C có giá 40.000 đồng/kg.
Tin tức sầu riêng hôm nay 17/5/2025
Báo cáo từ Bộ NN&MT cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 130 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 500 triệu USD của cùng kỳ năm trước…
Theo số liệu mới nhất, những ngày đầu tháng 5, giá sầu riêng được các vựa thu mua tại một số nhà vườn thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đề án phát triển cây ăn trái chủ lực cho thấy, đến năm 2030, cả nước có từ 65.000 - 75.000ha diện tích trồng sầu riêng. Tuy nhiên, đến năm ngoái, nước ta đã có 160.000ha, tức là tăng gấp đôi và quá trình tăng diện tích vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Phát triển diện tích trồng sầu riêng quá nóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá sầu riêng sẽ không còn ở ngưỡng cao như trước, sức mua giảm sút do lượng cung quá nhiều.
Trước thực trạng sầu riêng có nhiễm chất cấm vàng O và Cadimi, Bộ NN&MT cũng đề nghị các địa phương phải tái cơ cấu ngành sầu riêng theo hướng bền vững, khuyến khích phát triển các dòng sản phẩm chế biến sâu, nhất là sầu riêng đông lạnh, để nâng cao giá trị gia tăng và giảm lệ thuộc vào thị trường tươi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất là phải xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng xuất khẩu cũng như xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 phòng kiểm định chất vàng O trong sầu riêng được Trung Quốc công nhận. Nhưng số lượng vẫn chưa đủ đáp ứng. Nên chăng, cần có thêm nhiều phòng kiểm định chất lượng sầu riêng để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng trước khi xuất khẩu, hạn chế tối đa việc đã đến cửa khẩu lại quay xe về bán với giá giải cứu ở trong nước.
Nguồn: https://baodaknong.vn/gia-sau-rieng-hom-nay-17-5-thi-truong-tang-gia-252812.html
Bình luận (0)