Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giải pháp để ngành nông nghiệp tăng trưởng đạt kế hoạch

Ngành Nông nghiệp khu vực tỉnh Lâm Đồng cũ với 51 xã, phường vừa hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng 3,91%, so sánh thấp hơn 0,29% so với kế hoạch. Qua xác định nguyên nhân trên từng lĩnh vực, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng mới thống nhất các giải pháp tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch trong thời gian tới trong khu vực nói riêng, trong toàn tỉnh nói chung.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng07/07/2025

6 tháng cuối năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Lâm Đồng tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Theo số liệu tập hợp 6 tháng đầu năm 2025, ngành Nông nghiệp khu vực tỉnh Lâm Đồng cũ đã đạt và vượt kế hoạch trên lĩnh vực trồng trọt, trong đó chuyển đổi 996 ha đất trồng lúa, 356,6 ha đất trồng điều, 3.850,9 ha cây trồng khác. Riêng cây cà phê tái canh, ghép cải tạo 3.884,4 ha, trồng mới, ghép cải tạo 782 ha. Đặc biệt, tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên nhiều đối tượng cây trồng với 72.861 ha, trong đó 800 ha diện tích nông nghiệp thông minh.

Tính chung tổng diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm 2025 khu vực tỉnh Lâm Đồng cũ đạt 372.820,6 ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Trên các loại cây trồng hầu hết không phát sinh dịch hại lớn so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, bệnh xì mủ, thối rễ giảm 936 ha (cây sầu riêng); bệnh bọ xít muỗi giảm 222,2 ha (cây điều); bệnh tuyến trùng giảm 170,6 ha (cây dâu tằm). Trong tổng số 98.518 ha diện tích cây trồng sản xuất an toàn có 8.810 ha chứng nhận VietGAP, GlobalGAP; 1.708 ha hữu cơ; 88.000 ha chứng nhận UTZ, 4C. Ngoài ra toàn khu vực được cấp 116 mã số vùng trồng đối với 5.489 ha sầu riêng và 111 ha chanh leo; 10 cơ sở đóng gói sầu riêng; 17 mã số vùng sản xuất giống rau với sản lượng mỗi vụ đạt trên 7.000 kg hạt và 300.000 cây giống, ngọn giống.

Mở rộng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ là một trong giải pháp trọng tâm của ngành Nông nghiệp tỉnh để đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra
Mở rộng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ là một trong giải pháp trọng tâm của ngành Nông nghiệp tỉnh để đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Trong khi lĩnh vực trồng trọt đạt và vượt kế hoạch thì lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá bán sản phẩm thịt, trứng vẫn còn thấp, dẫn đến giảm tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ. Theo đó, so với 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ các đàn vật nuôi giảm xuống như bò thịt (2,7%); trâu (1,3%); heo (0,01%). Chỉ có đàn gia cầm gần 6,2 triệu con, đạt 90,9% so với kế hoạch và ổn định so với cùng kỳ (100,8%). Đáng kể, nghề trồng dâu, nuôi tằm trong 6 tháng đầu năm 2025 cũng gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn giống chất lượng cao. Trong khi đó, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường đã ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu, tằm nuôi dễ bị bệnh, không cuộn kén. Bên cạnh đó, do hiệu quả kinh tế thấp, không gian, quỹ đất chăn nuôi dần thu hẹp, nhiều nông hộ đã giảm quy mô, không tiếp tục đầu tư tăng đàn, nên giá trị sản xuất thấp xuống so với cùng kỳ. Qua rà soát trong cùng thời gian này, diện tích cây dâu và số lượng hộp trứng tằm giống nuôi giảm lần lượt 92,5% và 24,9% so với cùng kỳ. Đây là những yếu tố cấu thành nguyên nhân chủ yếu làm giảm mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp như đã nêu trên.

Ðể đạt và vượt những chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong 6 tháng cuối năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung giải pháp tăng hệ số gieo trồng, mở rộng vùng sản xuất công nghệ cao, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng; phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng trang trại quy mô lớn, an toàn sinh học.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng mắc để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; duy trì phát triển thương mại điện tử kết hợp giảm khâu trung gian; triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan trình cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và môi trường theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng toàn ngành Nông nghiệp tỉnh năm 2025 theo kế hoạch đề ra.

Nguồn: https://baolamdong.vn/giai-phap-de-nganh-nong-nghiep-tang-truong-dat-ke-hoach-381537.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm