Hiện tại, TPHCM không chỉ là đầu mối giao lưu, hội nhập quốc tế, mà còn là đầu tàu kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Trên những con đường, góc phố vẫn còn những di tích lịch sử ngày ấy, vẫn nguyên vẹn những kí ức xưa cũ. Bên cạnh đó là những công trình, biểu tưởng mới được xây dựng và tạo nên những dấu ấn mới mang nét đặc trưng của TPHCM.
Sau khi sáp nhập, TPHCM trong những năm tới được định hướng phát triển để trở thành một đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại của khu vực.
Ngoài ra, không ngừng nỗ lực về mọi mặt từ đời sống - kinh tế - xã hội, đô thị hóa, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. Nhất là đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ, hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp và hạ tầng giao thông để TPHCM trở thành một thành phố hiện đại bậc nhất, xứng đáng với tên gọi "hòn ngọc Viễn Đông".
Những cao ốc hiện đại, chọc trời như Bitexco, Landmark 81; những công trình biểu tượng mới như bến Bạch Đằng, cột cờ Thủ Ngữ, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), cầu Thủ Thiêm 2,... là những công trình ấn tượng, đã và đang thay đổi diện mạo TPHCM.
Theo các chuyên gia, việc sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ là bước đi chiến lược trong tổ chức bộ máy hành chính mà còn là cơ hội để hình thành một siêu đô thị, động lực mới của vùng Đông Nam Bộ…
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn chính thức thông xe ngày 28/4/2022. Cầu dài 1.465m với 6 làn xe, kinh phí đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng, nối liền quận 1 với TP Thủ Đức. Sau khi cầu đi vào hoạt động, sẽ giảm tải ùn tắc giao thông trên đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm.
Đồng thời cầu Thủ Thiêm 2 cũng trở thành biểu tượng mới của TPHCM, được nhiều người tìm đến check-in, tham quan.
Việt Nam Ơi!
Bình luận (0)