Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kể chuyện di sản bằng sản phẩm văn hoá sáng tạo

Chiều 20-7, tại Complex 01, Tây Sơn, Hà Nội đã diễn ra diễn đàn “Chuyện cũ kể mới” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa (CCH) thực hiện, với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh tại Việt Nam và sự đồng hành của Hanoi Grapevine, TUVA Communication và Complex01.

Hà Nội MớiHà Nội Mới21/07/2025

anh-1.jpg
Diễn đàn “Chuyện cũ kể mới” với những câu chuyện về cách làm sản phẩm văn hoá trên chất liệu di sản. Ảnh: Hồng Nhung

Ngày nay, chất liệu di sản không chỉ cần được bảo tồn, mà còn cần được “kể lại” bằng ngôn ngữ sáng tạo của thời hiện đại. Diễn đàn “Chuyện cũ kể mới” được tổ chức nhằm mở ra một không gian kết nối giữa các thiết chế văn hóa (bảo tàng, di tích), cộng đồng thực hành di sản, nghệ sĩ, nhà thiết kế sáng tạo và các tổ chức hỗ trợ phát triển sản phẩm thủ công.

Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Hương Thủy cho biết, mong muốn của Thành phố cũng như các đội ngũ làm công việc bảo tồn di sản là có thể đưa di sản trở thành sản phẩm văn hóa, biến giá trị của di sản trở thành một sản phẩm mang tính tiêu dùng, tính sáng tạo cao, tạo ra lợi ích về kinh tế nhưng vẫn khẳng định giá trị văn hóa của Việt Nam. Thông qua các sản phẩm văn hoá, công chúng có cơ hội để hiểu biết hơn tinh hoa văn hóa của Thủ đô.

anh-2.jpg
Bà Bùi Thị Hương Thủy, Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ. Ảnh: Hồng Nhung.

Cũng theo bà Thuỷ, hiện nay Hà Nội đã có những chính sách phát triển công nghiệp văn hóa với các ưu đãi dành cho doanh nghiệp, nghệ sĩ địa phương trong quá trình phát triển sản phẩm. Thành phố đã tiến hành kiểm kê tổng thể toàn bộ di tích vật thể và phi vật thể, xây dựng kho dữ liệu rất rõ ràng và đầy đủ. Thông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để công chúng có thể tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về các di sản. Trong quy hoạch phát triển đô thị, Hà Nội cũng dành sự ưu tiên đặc biệt cho công tác bảo tồn di sản, đặc biệt là đối với các di tích quốc gia đặc biệt. Ngoài ra, cũng đã có những chính sách để hỗ trợ những nghệ nhân sản xuất sản phẩm thủ công.

Ở góc nhìn doanh nghiệp sáng tạo, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp xã hội Craft Link Trần Tuyết Lan chia sẻ, từ lúc Craft Link được thành lập cho tới nay đã thực hiện rất nhiều dự án hỗ trợ cho nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm làm về truyền thống và một số hội người khuyết tật trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá. Ngoài việc hỗ trợ đào tạo các kỹ năng, đơn vị còn quảng bá sản phẩm thủ công ra thị trường trong nước, quốc tế, mang đến thu nhập cho cộng đồng.

Tuy nhiên, theo bà Lan, quá trình đưa di sản vào các sản phẩm văn hóa sáng tạo vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. “Khó khăn đầu tiên là thiếu sự kết nối giữa các nghệ nhân - những người sản xuất sản phẩm thủ công với những nhà thiết kế sáng tạo và các doanh nghiệp, thị trường. Điều này khiến cho sản phẩm thủ công khó có thể ra thị trường. Bên cạnh đó, lực lượng chủ yếu trong các làng nghề hiện nay vẫn là những nghệ nhân cao tuổi. Trong khi đó, giới trẻ lại đang dần ít quan tâm đến việc gìn giữ và tiếp nối các nghề thủ công truyền thống”, bà Trần Tuyết Lan chia sẻ

Không chỉ là nơi chia sẻ và đối thoại, diễn đàn “Chuyện cũ kể mới” còn hướng tới thúc đẩy hợp tác liên ngành, mở ra những cách tiếp cận mới trong công tác bảo tồn và phát huy di sản theo hướng sáng tạo, bền vững và phù hợp với xu thế phát triển của công nghiệp văn hóa.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/ke-chuyen-di-san-bang-san-pham-van-hoa-sang-tao-709795.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm