Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Việt NamViệt Nam18/04/2025


Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 tại tỉnh Đắk Lắk. (Chương trình 1719).

Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan.

Quang cảnh buổi làm việc.

Báo cáo tại buổi làm việc cho biết, trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên.

Trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn dự kiến giao cho tỉnh thực hiện Chương trình 1719 hơn 4.323 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh dự kiến đối ứng hơn 3.687 tỷ đồng và vốn tín dụng hơn 636 tỷ đồng. Tỉnh đã hoàn thành việc giao chỉ tiêu, kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025 cho các đơn vị, địa phương theo quy định.

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt phát biểu tại buổi làm việc.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình (2022 – 2025), tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh từ 26,74% (năm 2021) xuống còn 13,71% (năm 2024). Tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ đất ở cho 40 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 1.009 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 11.971 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề, mua sắm máy móc nông cụ cho 139 hộ; đầu tư xây dựng 02 công trình nước sinh hoạt tập trung; hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 02 dự án ổn định, sắp xếp dân cư tại huyện Krông Bông và huyện Ea Súp; đầu tư, nâng cấp 102 công trình cơ sở hạ tầng; duy tu, bảo dưỡng 395 công trình cơ sở hạ tầng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái phát biểu tại buổi làm việc.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh còn gặp một số hạn chế, khó khăn như: việc huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình trong thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương còn cao, chủ yếu tập trung ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; mức độ thiếu hụt tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch và vệ sinh còn cao...

Tại buổi làm việc, tỉnh Đắk Lắk cũng đề xuất một số ý kiến như: kiến nghị Chính phủ sớm giao đủ phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương còn thiếu so với kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đồng thời giao dự toán kinh phí sự nghiệp năm 2025 cho tỉnh Đắk Lắk để triển khai thực hiện Chương trình 1719 năm 2025; đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam sớm giao chỉ tiêu kinh phí cho vay vốn tín dụng năm 2025 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình 1719 nhằm đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh, việc đánh giá, khảo sát kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn sẽ là tiền đề quan trọng để các cấp, các ngành đề xuất, kiến nghị các mô hình quản lý, tổ chức thực hiện, cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, đồng chí Nguyễn Lâm Thành đề nghị thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, đồng thời giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất đã cũ, lạc hậu, không mang lại hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề dài hạn và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, tổ chức hiệu quả các nhóm, đội văn nghệ truyền thống, tạo nên phong trào văn hóa sâu rộng trên địa bàn; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, tạo điểm nhấn về văn hóa, du lịch cho tỉnh; triển khai hiệu quả công tác giáo dục, dân số, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…



Nguồn: https://daklak.gov.vn/-/khao-sat-anh-gia-ket-qua-thuc-hien-chuong-trinh-1719-tren-ia-ban-tinh-ak-lak

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm