TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, vừa cho biết thông tin trên. Ông thêm rằng các bệnh lý cột sống-thần kinh đang gia tăng, đáng lưu ý là lâu nay, khi có chỉ định phẫu thuật nhiều người bệnh có xu hướng từ chối vì lo sợ "mổ là liệt, tàn phế". Đa số người bệnh phải đối mặt với các cơn đau đớn kéo dài, phụ thuộc vào thuốc giảm đau, bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Tuy nhiên, hiện nay, sự ra đời của robot và các công nghệ cao ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra bước đột phá, khắc phục các hạn chế của mổ hở truyền thống. "AI giúp bác sĩ thao tác vào cột sống dễ dàng, chính xác từng milimet, mang lại những ưu điểm vượt trội", bác sĩ Tấn Sĩ nói. Vết mổ chỉ 1-2cm, nhỏ hơn 7-10 lần so với mổ hở truyền thống, giảm mất máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian phẫu thuật. Người bệnh có thể đi lại sau 1-2 ngày và xuất viện sau 2-3 ngày, thay vì 7-10 ngày hoặc lâu hơn như trước đây.
Bác sĩ Tấn Sĩ (giữa) và cộng sự có chuyên môn, làm chủ robot và các công nghệ cao AI mổ cột sống - thần kinh
Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Robot AI xử lý hình ảnh đa chiều từ MRI, CT, DSA,... giúp bác sĩ quan sát rõ xương, cột sống, mạch máu, các bó dẫn truyền thần kinh, các tổ chức mô lành xung quanh. Từ đó, cho phép bác sĩ mổ mô phỏng trước trên phần mềm chuyên dụng, lập kế hoạch mổ an toàn, không phạm vào các dây, rễ thần kinh quanh cột sống. Khi mổ, robot dẫn đường, giám sát và cảnh báo bác sĩ trong suốt quá trình thao tác, đảm bảo phẫu thuật an toàn.
Hệ thống định vị dẫn đường thần kinh AI Neuro-Navigation Curve hoạt động như "la bàn", dẫn đường cho bác sĩ di chuyển dụng cụ phẫu thuật đến vị trí đích chính xác, tránh xâm phạm các dây thần kinh vận động hay cảm giác.
Kính vi phẫu K.Zeiss Kinevo 900 tích hợp AI cung cấp hình ảnh không gian ba chiều sống động và sắc nét, phóng đại 20-25 lần. Bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc cột sống-thần kinh với các tổn thương như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, u tủy sống; đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra hiệu quả, an toàn.
"Chúng tôi còn sử dụng hệ thống công nghệ theo dõi sinh lý thần kinh trong phẫu thuật (IONM), kỹ thuật mổ nội soi cột sống UBE, ít xâm lấn MISS… Hiệu quả được chứng minh bằng rất nhiều ca bệnh thành công chỉ trong thời gian ngắn", bác sĩ Tấn Sĩ nói.
Robot cứu cụ bà suýt tàn phế do khối thoát vị chui vào ống sống
Nữ bệnh nhân Tr. (80 tuổi) bị thoát vị đĩa đệm đốt sống ngực D10-D11, khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép tủy sống và rễ thần kinh tủy ngực, gây đau nặng vùng ngực và lan ra hạ sườn. Khối thoát vị tiếp tục làm tổn thương tủy sống, người bệnh có nguy cơ liệt, bí tiểu, mất cảm giác.
Vị trí thoát vị này nếu mổ hở truyền thống phải rạch dài, bóc tách nhiều. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng Robot AI Modus V Synaptive để mổ cho bà Tr.. Trong quá trình phẫu thuật, dưới sự giám sát và dẫn đường của robot, bác sĩ loại bỏ hoàn toàn khối thoát vị, giải phóng vùng tủy sống mà không gây tổn thương đến các dây thần kinh. Người bệnh phục hồi tốt và xuất viện chỉ sau một ngày phẫu thuật.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng bà Tr. sau phẫu thuật
Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Cấp cứu khẩn cấp trượt đốt sống
Nam bệnh nhân T. (52 tuổi) bị trượt đốt sống L4, chèn ép dây thần kinh vùng thắt lưng sau khi bê vác vật nặng, đau dữ dội. "Đây là tình trạng cấp cứu nghiêm trọng, cần can thiệp sớm để ngăn tổn thương không hồi phục, liệt chân", bác sĩ Tấn Sĩ cho biết.
Ông T. được mổ khẩn cấp bằng Robot AI Modus V Synaptive. Bác sĩ chỉ cần vết mổ nhỏ 1,5cm thay vì 7-10cm như trước đây. Robot liên tục cung cấp hình ảnh 3D chi tiết, hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ các cấu trúc và vị trí chính xác cần can thiệp. Từ đó, đặt vít xuyên cuống sống với độ chính xác tuyệt đối, cố định đốt sống bằng hệ thống nẹp đặc biệt, giải phóng hoàn toàn các dây thần kinh bị chèn ép. 48 giờ sau phẫu thuật, người bệnh giảm đau, hai chân vận động nhẹ.
Các bác sĩ sử dụng robot AI để mổ cột sống cho ông T.
Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Siêu máy AI cứu bé gái có ba khối bướu khổng lồ chèn tủy sống
L. (15 tuổi) có hai bướu khổng lồ trong ống sống (10x5x3cm và 4,5x1x1cm), một bướu ở cơ thắt lưng chậu (10x12cm). Bướu chèn ép các dây thần kinh tủy sống gây đau, liệt hai chân, đẩy lệch thận trái, niệu quản và đại tràng. "Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi nhỏ tuổi có bướu máu tủy sống lớn thế này", bác sĩ Tấn Sĩ nói.
Khối u lớn và phức tạp nên êkíp quyết định chia thành hai ca đại phẫu. Ca đầu tiên loại bỏ bướu trong ống sống chèn ép thần kinh. Kính vi phẫu AI K.Zeiss Kinevo 900 cho thấy tổn thương có cấu trúc từng múi, bên trong toàn máu, bác sĩ bóc tách hai bướu ăn lan vào ống sống nhanh chóng.
Bác sĩ Tấn Sĩ hướng dẫn bệnh nhân L. đi lại sau ca mổ
Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Một tuần sau, ca mổ thứ 2 được tiến hành. Bướu máu lớn, dính vào mô xung quanh. Bác sĩ phân tích kỹ hình ảnh đa chiều trên phần mềm chuyên dụng của robot AI, định vị chính xác vị trí và mức độ xâm lấn, nhờ đó lấy trọn khối u sau ba giờ phẫu thuật. Sau hai ca mổ, bệnh nhân L. cải thiện đáng kể, bớt còn đau, hồi phục vận động hai chân.
Được Bộ Y tế cấp phép đưa vào hoạt động chính thức, các kỹ thuật mổ bệnh lý cột sống-thần kinh bằng công nghệ cao, AI tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được hưởng đầy đủ bảo hiểm y tế. Điều này giúp người bệnh tiếp cận công nghệ hiện đại với chi phí thấp hơn 30-40 lần so với mổ tại Mỹ, theo bác sĩ Tấn Sĩ.
Các bác sĩ mổ cho L. bằng công nghệ cao Ai và chia sẻ của người bệnh
Nguồn: https://thanhnien.vn/robot-ai-va-nhung-ca-mo-cot-song-cam-go-cuu-nguoi-benh-thoat-liet-185250519163159932.htm
Bình luận (0)