Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sẵn sàng nguồn lực hình thành chuỗi giá trị khép...

Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, tỉnh Lâm Đồng...

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng10/07/2025

Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, tỉnh Lâm Đồng đang sở hữu trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước.

Trong đó, tại tỉnh Đắk Nông (trước đây) có 29 mỏ quặng bô-xít, với trữ lượng đạt gần 1,8 triệu tấn nguyên khai; tỉnh Lâm Đồng (cũ) sở hữu 22 mỏ quặng, với trữ lượng khoảng 675 triệu tấn.

Việc sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng (mới) đã tạo ra một “siêu vùng công nghiệp” với đầy đủ điều kiện phát triển chuỗi giá trị khép kín, từ khai thác bô-xít, chế biến alumin đến điện phân nhôm và xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.

Thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã vận hành ổn định hai tổ hợp alumin Tân Rai và Nhân Cơ, mỗi tổ hợp có công suất 650.000 tấn alumin/năm. Đặc biệt, mới đây, TKV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể ngành bô-xít-aluminnhôm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ USD.

Nổi bật là kế hoạch mở rộng Tổ hợp alumin Nhân Cơ lên 2 triệu tấn/năm; xây dựng tổ hợp bô-xít-alumin-nhôm Đắk Nông 2 mới có công suất 2 triệu tấn alumin/năm và 500.000 tấn nhôm/năm.

Cùng với đó, TKV còn có kế hoạch đầu tư mở rộng Tổ hợp bô-xít-nhôm Tân Rai từ công suất 650.000 tấn lên 2 triệu tấn alumin/năm và đầu tư mới Nhà máy điện phân nhôm Lâm Đồng với công suất 500.000 tấn nhôm thỏi/năm. Đây được xem là những điều kiện quan trọng nhất để hình thành các ngành công nghiệp khai thác, chế biến alumin và điện phân nhôm tại chỗ, thay vì chỉ xuất khẩu thô sang các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE)...

Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Tiến Mạnh cho biết, tập đoàn đang tích cực chuẩn bị nguồn lực quan trọng cho việc triển khai các dự án tại tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, TKV đã báo cáo chủ sở hữu cho phép tăng vốn điều lệ đến hết năm 2025 từ 35.000 tỷ đồng lên 42.000 tỷ đồng. Đồng thời, đã làm việc với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước chuẩn bị nguồn vốn, bảo đảm đủ thu xếp vốn triển khai các dự án.

Đối với sản phẩm alumin, TKV đang có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà sử dụng alumin, nhôm và các công ty thương mại quốc tế lớn, đang giữ vai trò quan trọng trong thị trường xuất nhập khẩu alumin, nhôm như: Nhật Bản, UAE, Ấn Độ… Đây là những thị trường giúp tiêu thụ hoàn toàn khối lượng alumin, nhôm trong thời gian tới. Về nguồn điện cũng được TKV chuẩn bị kỹ lưỡng, đáp ứng đủ cho sản xuất 1 triệu tấn nhôm/năm.

“Việc hợp nhất tỉnh đã giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quy hoạch tổng thể, huy động nguồn lực, kết nối hạ tầng và giải quyết các điểm nghẽn chính sách trước đây. Bước ngoặt này sẽ giúp ngành nhôm Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn vươn ra toàn cầu”, ông Nguyễn Tiến Mạnh nhận định.

Ngoài Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, các doanh nghiệp lớn như: Việt Phương, Hóa chất Đức Giang, Đông Bắc, Trường Hải, cũng như các nhà đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang xúc tiến các tổ hợp bô-xít-alumin-nhôm tại tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông với công suất 450.000 tấn/năm đang được hoàn thiện, sẽ tận dụng nguồn alumin từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ để sản xuất nhôm kim loại cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài khai thác bô-xít, chế biến alumin, địa phương tham gia vào gần như toàn bộ chuỗi giá trị của ngành công nghiệp nhôm từ khai khoáng, chế biến alumin, điện phân nhôm và xuất khẩu các sản phẩm liên quan tới quặng bô-xít và nhôm. Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng còn có hệ thống trường nghề, đại học, viện nghiên cứu có thể tham gia đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên và chuyên gia công nghệ cho ngành công nghiệp nhôm trong tương lai.

Theo định hướng của Chính phủ trong quy hoạch khoáng sản quốc gia và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, ngành nhôm được xác định là lĩnh vực cần phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, khép kín và bền vững.

Để hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tâm của ngành nhôm Việt Nam, với hệ thống nhà máy alumin, luyện nhôm và các dự án công nghiệp chế biến sâu quy mô lớn đang được quy hoạch bài bản, đồng bộ. Đây là nền tảng để Việt Nam chủ động hơn về vật liệu chiến lược, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Để hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tâm của ngành nhôm Việt Nam, với hệ thống nhà máy alumin, luyện nhôm và các dự án công nghiệp chế biến sâu quy mô lớn đang được quy hoạch bài bản, đồng bộ. Đây là nền tảng để Việt Nam chủ động hơn về vật liệu chiến lược, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Trong tương lai, khi các nút thắt về hạ tầng giao thông, nhân lực chất lượng cao… được tháo gỡ đồng bộ, ngành công nghiệp nhôm sẽ đóng vai trò trụ cột, góp phần quan trọng vào hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước, khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ chuỗi cung ứng vật liệu toàn cầu.

“Chúng ta đã đi được hơn 90% hành trình. Khi ra được sản phẩm cuối cùng, giá trị bô-xít sẽ tăng thêm nhiều lần”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh tại buổi làm việc mới đây tại tỉnh Đắk Nông trước khi sáp nhập.

Nguồn: https://baolamdong.vn/san-sang-nguon-luc-hinh-thanh-chuoi-gia-tri-khep-kin-381851.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm