Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vận động hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo

Hằng năm, hệ thống chính trị phường Thường Thạnh, quận Cái Răng đều triển khai, thực hiện các giải pháp tích cực hỗ trợ đoàn viên, hội viên, nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Nhờ đó, số hộ nghèo trên địa bàn phường giảm qua từng năm; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Riêng năm 2024, địa phương giúp 3 hộ thoát nghèo, hiện nay phường không còn hộ nghèo.

Báo Cần ThơBáo Cần Thơ22/05/2025


Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy Cái Răng cùng đoàn thể phường Thường Thạnh, tham quan tìm hiểu tình hình hoạt động mô hình THT Trồng cây ăn trái do Hội Nông dân phường vận động thành lập.

 

Tổ hợp tác (THT) Trồng cây ăn trái là một trong những mô hình kinh tế tập thể hiệu quả ở địa phương. Theo bà Lưu Kim Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) phường Thường Thạnh, THT được thành lập năm 2021, hiện có 14 thành viên, với diện tích canh tác 4,4ha, chủ yếu canh tác các loại cây ăn trái như mít ruột đỏ, nhãn idol, mận... Tham gia THT thành viên được hỗ trợ vay vốn tùy nhu cầu để đầu tư sản xuất; sinh hoạt định kỳ hằng quý, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc cây ăn trái và tìm đầu ra cho sản phẩm. Ông Phạm Văn Ba, Tổ trưởng THT chia sẻ: “Tôi đang canh tác 7 công vườn, trong đó gồm 2 công trồng mít ruột đỏ và 5 công trồng mận đường xanh. Mỗi công mít ruột đỏ sau khi trừ chi phí cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm. Riêng mận đường xanh năm trước đã cho trái chiếng, 5 công mận cho sản lượng hơn 3 tấn trái, tôi bán với giá 50.000 đồng/kg. Năm nay, năng suất và sản lượng đều cao hơn năm trước. Ước tính, mỗi công mận đường xanh trừ chi phí người trồng đạt lợi nhuận trên 50 triệu đồng/năm”.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, thành viên THT Trồng cây ăn trái kể gia đình ông có 8 công đất. Khoảng 5 năm nay, được HND tuyên truyền, vận động, ông Hoàng chuyển sang trồng nhãn ido và tham gia THT. Ông Hoàng bộc bạch: “Tôi được HND phường làm hồ sơ đề nghị ngành khuyến nông trợ giá (50% chi phí) lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, nhờ vậy mà việc chăm sóc mảnh vườn nhẹ nhàng hơn. Ước tính, sau khi trừ chi phí mỗi công nhãn ido, người trồng đạt lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng/năm”.

Mô hình THT nuôi lươn không bùn với 9 thành viên tham gia, cũng đang phát huy hiệu quả. Bà Lưu Kim Hoàng cho biết: “Trung bình một đợt nuôi khoảng 10.000 con lươn giống. Sau 10-12 tháng, người nuôi có thể xuất bán. Trừ mọi chi phí, thành viên THT đạt lợi nhuận khoảng 80-100 triệu đồng”.

Theo bà Trịnh Ngọc Bích, Trưởng Khối Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN phường, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giúp người dân nâng cao mức sống, Ðảng ủy chỉ đạo UBND, Khối Dân vận và các đoàn thể phường giúp đoàn viên, hội viên và nhân dân xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả; chú trọng tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Song song đó, các đoàn thể còn quản lý có hiệu quả 29 tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) với tổng dư nợ 63 tỉ đồng, hỗ trợ hơn 1.200 hộ đoàn viên, hội viên, nhân dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ.

Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, chị Nguyễn Hồng Chân, hội viên phụ nữ, có điều kiện cải tạo vườn tạp để trồng chanh không hạt. Chị Chân cho biết: “Ðược sự động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện về vốn của Hội LHPN, 4 năm trước, tôi chuyển 3 công vườn tạp sang trồng 450 gốc chanh không hạt. Khoảng 2 năm sau, chanh có trái chiếng. Mỗi công chanh cho huê lợi khoảng 30 triệu đồng/năm. Năm 2024, tôi tiếp tục chuyển toàn bộ diện tích còn lại sang trồng chanh không hạt”.

Với các giải pháp hỗ trợ thiết thực, năm 2024, phường Thường Thạnh có 3 hộ thoát nghèo. “Hiện phường Thường Thạnh không còn hộ nghèo. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống” - Bà Trịnh Ngọc Bích chia sẻ.

Bà Lê Thị Thúy Loan, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy Cái Răng, đánh giá: “Hệ thống chính trị phường Thường Thạnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Khối Dân vận phường đã tham mưu Ðảng ủy, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phường, chỉ đạo các đoàn thể tổ chức cho đoàn viên, hội viên tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm; đồng thời, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân dân áp dụng vào sản xuất, vươn lên thoát nghèo”.

Bài, ảnh: ÐỒNG TÂM

Nguồn: https://baocantho.com.vn/van-dong-ho-tro-nhan-dan-phat-trien-kinh-te-giam-ngheo-a186699.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm