Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Biên cương xanh màu no ấm

Báo Dân tộc và Phát triểnBáo Dân tộc và Phát triển08/03/2025

Xã biên giới Bản Lầu thuộc huyện Mường Khương lâu nay được biết tới là “vựa” chuối, dứa của tỉnh Lào Cai. Từ cây dứa, chuối ngày càng xuất hiện những triệu phú người Mông trên mảnh đất bị tàn phá bởi chiến tranh biên giới 46 năm trước.Đại hội đồng cổ đông bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viênHiện nay, nhiều phụ nữ dân tộc Cơ Ho ở tỉnh Lâm Đồng đã biết tận dụng lợi thế của địa phương, mạnh dạn đầu tư sản xuất cà phê hữu cơ theo quy trình khép kín, quảng bá thương hiệu cà phê Tây Nguyên đến khách hàng trong và ngoài nước mang lại thu nhập cao cho gia đình.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 8/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tri thức cà phê Đắk Lắk được công nhận Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia. Trù phú làng nghề ở Cà Mau. Mùa đi “bắt” học trò ở Pờ Tó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Xã biên giới Bản Lầu thuộc huyện Mường Khương lâu nay được biết tới là “vựa” chuối, dứa của tỉnh Lào Cai. Từ cây dứa, chuối ngày càng xuất hiện những triệu phú người Mông trên mảnh đất bị tàn phá bởi chiến tranh biên giới 46 năm trước.Trải qua bao vất vả, khó khăn, nhọc nhằn, 10 năm nay, vợ chồng chị Lùng Thị Thuỷ, dân tộc Phù Lá ở thôn Cốc Sâm 2, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vẫn gắn bó với nghề trồng na. Không phụ lòng người, mỗi mùa vụ, na lại mang đến cho gia đình chị Thủy những trái ngọt.Ngày 7/3/2025, tỉnh Bình Dương khai mạc Giải Biwase Tour Of Việt Nam. Đây là giải xe đạp nữ đầu tiên tại Việt Nam nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp nữ Quốc tế Bình Dương lần thứ XV, tranh cup Biwase, được vào hệ thống giải đấu quốc tế.“Tấc đất tấc vàng”, ấy vậy mà 2 hộ nghèo người Vân Kiều là hộ ông Hồ Văn Lát và Hồ Văn Chưn ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã hiến gần 1.000 mét vuông đất để mở rộng trường học. Nghĩa cử cao đẹp của hai hộ đang góp phần lan tỏa lối sống tử tế đến cộng đồng người dân nơi đây...Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người. Lên Si Ma Cai ngắm hoa lê trắng. Nét đẹp bản Thái cổ giữa đại ngàn xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đại hội đồng cổ đông bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viênTrong khuôn khổ Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, chiều 7/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định số 40/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối.Chiều 7/3, tại Hà Nội, Cục Hải quan tổ chức Hội nghị công bố Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan và các tổ chức bên trong; Công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Cục Hải quan. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.Chiều 7/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người. Lên Si Ma Cai ngắm hoa lê trắng. Nét đẹp bản Thái cổ giữa đại ngàn xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.


Hiện nay, Bản Lầu cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh Lào Cai.
Hiện nay, Bản Lầu cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh Lào Cai.

Đầu những năm 90, Thào Dìn là một trong 34 hộ người Mông ở xã vùng cao Dìn Chin, huyện Mường Khương chuyển về sinh sống tại thôn biên giới Cốc Phương thuộc xã Bản Lầu. Thời điểm ấy, cái tên Cốc Phương còn xa lạ với ngay cả những người trong huyện, bởi thôn nằm cách xa trung tâm, giao thông cách trở, lại nằm sát biên giới, cách biệt với bên ngoài. Ngày mới xuống định cư ở Cốc Phương, ông cùng nhiều bà con phải sang bên kia biên giới làm thuê đổi công lấy gạo nuôi gia đình; công việc làm thuê bên đó là đi bẻ dứa thuê.

“Ngày đi làm, đêm về cứ trăn trở với suy nghĩ, người ta chỉ cách mình một con suối, đồi núi của họ cũng chẳng khác đồi núi của mình thế mà họ làm giàu hết cây dứa sang cây chuối, còn dân bản mình bao năm vẫn nghèo đói phải sang làm thuê… Tôi vừa làm vừa quan sát, học hỏi kỹ thuật trồng dứa nhất là cách pha chế thuốc sinh học để kích thích quả dứa phát triển to đều và đẹp. Khi tin chắc mình cũng sẽ trồng được dứa như họ, tôi dành dụm số tiền công làm thuê để mua dứa giống”, ông Dìn tâm sự.

Vụ dứa đầu tiên (cuối năm 1994), ông Dìn mua hơn 1 vạn gốc dứa rồi huy động vợ con, anh em gùi lên đồi trồng. Khi dứa bén rễ, ông thuê người trong thôn làm cỏ, bón phân theo đúng quy trình đã học được. Hơn 1 năm sau, khi đồi dứa cho quả chín, cả gia đình khấp khởi mừng. Nhưng mùa thu hoạch đến, một trở ngại lại đến bởi lúc đó từ trung tâm xã vào Cốc Phương chỉ có đường mòn, xe tải không thể vào tận đồi để mua. Thế là ông phải thuê người gùi từng gùi dứa nặng đi vài cây số mới bán được. Trừ chi phí đầu tư, tiền công còn lại chẳng lãi được bao nhiêu.

Vụ thứ hai ông dành dụm hết số tiền trong nhà, rồi mượn thêm tiền trồng thêm 1 vạn gốc nữa, nhưng hình như ông trời muốn thử lòng người. Khi vừa thu hoạch 10 tấn dứa thì trời đổ mưa liên tục khiến phần lớn dứa chín bị thối. Vụ ấy, Thào Dìn lỗ hơn 10 triệu đồng.

Từ trồng dứa, chuối đến nay xã Bản Lầu đã có gần 80% số hộ khá, giàu.
Từ trồng dứa, chuối đến nay xã Bản Lầu đã có gần 80% số hộ khá, giàu.

Khó khăn một thì Thào Dìn lại cố gắng gấp 5 gấp 10 lần. Năm tiếp theo ông bàn với vợ vay thêm tiền ngân hàng mua 3 vạn gốc dứa giống. Vụ này, Thào Dìn tính toán kỹ thời điểm trồng để dứa chín đúng thời điểm không gặp thời tiết bất lợi. Dứa được mùa lại được giá, nhờ vậy ông vừa trả được hết nợ và có tiền để đầu tư mở rộng diện tích. Sau cây dứa, Thào Dìn cũng học hỏi kỹ thuật trồng chuối mô và áp dụng thành công ở dải đất ven suối Cốc Phương, Na Lốc. Giờ đây, gia đình ông Dìn có diện tích trồng chuối, dứa nhiều nhất nhì trong xã, mỗi năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.

Học theo Thào Dìn, người Mông ở Cốc Phương thay cây ngô bằng trồng dứa, đem lại thu nhập cao hơn hẳn, đẩy lùi cái nghèo, đời sống ngày càng khá giả. Thành công từ cây dứa, người Mông nơi đây còn trồng chuối bằng giống nuôi cấy mô để xuất khẩu. Chỗ thấp ven suối thì trồng chuối, trên núi cao thì trồng dứa, màu xanh của sự no ấm, trù phú phủ kín vùng đất hoang.

Khởi đầu từ Cốc Phương, giờ đây tất cả các thôn ở Bản Lầu đều trồng dứa, chuối, trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với hơn 1.500ha. Mỗi năm mang về cho người dân hàng chục tỷ đồng.

Khởi đầu từ Cốc Phương, giờ đây tất cả các thôn ở Bản Lầu đều trồng dứa, chuối, trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với hơn 1.500ha. Mỗi năm mang về cho người dân hàng chục tỷ đồng, Cốc Phương giờ không còn hộ nghèo, 70% là hộ khá, giàu. Vùng biên giới ấm no giúp bà con yên tâm cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ đường biên mốc giới.

Đến với Bản Lầu hôm nay, không khó để bắt gặp những ngôi nhà được xây dựng khang trang, thiết kế hiện đại không kém gì miền xuôi. Tỉnh lộ 154 - con đường nối từ Quốc lộ 4D Lào Cai - Mường Khương đi đến các thôn Pạc Bo, Na Lốc, Cốc Phương… đã được Nhà nước đầu tư trải nhựa với vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng vừa được khánh thành đưa vào sử dụng trước tết Ất Tỵ vài tháng, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của bà con ngày càng thuận lợi.

Được biết, năm 2024 toàn xã có 848ha dứa đang cho thu hoạch, năng suất đạt 26 tấn/ha, đạt tổng sản lượng hơn 22.000 tấn quả, bán cho Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương và các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh… đem về cho người dân hơn 132 tỷ đồng. Nhờ vậy, hầu hết nhà dân đã xây kiên cố, nhiều nhà 2 - 3 tầng, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại, các con được học hành đủ đầy, không có tệ nạn xã hội xảy ra. Bà con yên tâm định cư, phát triển sản xuất, cùng với Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chức chủ quyền an ninh biên giới quốc gia...

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025


Nguồn: https://baodantoc.vn/bien-cuong-xanh-mau-no-am-1741233745919.htm

Chủ đề: biên cương

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm