Đạo diễn Quốc Tín chăm chút phần biểu diễn cho thí sinh trước giờ tranh tài.Đạo diễn Quốc Tín chăm chút phần biểu diễn cho thí sinh trước giờ tranh tài.

Hội thi có sự tham gia của 84 thí sinh người khuyết tật thuộc 7 đoàn thi đến từ các tỉnh, thành phố gồm: Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Khánh Hoà, Sóc Trăng (trong đó, thí sinh nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi, lớn tuổi nhất là 61 tuổi). Đây là dịp để người khuyết tật các tỉnh học hỏi, giao lưu, thể hiện khả năng của mình trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật; khẳng định giá trị bản thân và hoà nhập ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Hai tài tử Nguyễn Thị Hồng và Phạm Thái Hải tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia hội thi.Hai tài tử Nguyễn Thị Hồng và Phạm Thái Hải tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia hội thi.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức hội thi, cho biết: “Trong bối cảnh các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng, sắp xếp tinh gọn hệ thống chính trị hành chính Nhà nước, tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của Hội nhưng nhiều tỉnh, thành hội vẫn tích cực chuẩn bị các vòng thi sơ tuyển, lựa chọn tiết mục tập luyện để tham gia các hội thi khu vực ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Hội thi thực sự là ngày hội của người khuyết tật, một hoạt động văn hoá, văn nghệ đậm tính nhân văn và nhân ái.

Với bài vọng cổ "Biển chiều", thí sinh Nguyễn Văn Nghiệm mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc với chất giọng ngọt ngào, đậm tình quê biển Cà Mau.Với bài vọng cổ "Biển chiều", thí sinh Nguyễn Văn Nghiệm mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc với chất giọng ngọt ngào, đậm tình quê biển Cà Mau.

Tiết mục "Ánh sáng từ trái tim" (Nhạc sĩ Tuấn Quang) qua phần thể hiện đầy xúc động của thí sinh Nguyễn Văn Hận.Tiết mục "Ánh sáng từ trái tim" (Nhạc sĩ Tuấn Quang) qua phần thể hiện đầy xúc động của thí sinh Nguyễn Văn Hận.

Có tất cả 21 tiết mục góp vào hội thi, gồm nhiều thể loại: đơn ca, song ca, tam ca, múa, độc tấu, hoà tấu nhạc cụ... Đây chính là tâm huyết, tình cảm, tài năng của các thí sinh khuyết tật đã được tuyển chọn tại các phong trào văn hoá, văn nghệ tại địa phương, hứa hẹn mang đến cho Ban giám khảo và khán giả nhiều cảm xúc và trải nghiệm thú vị. Riêng tỉnh hội Cà Mau xây dựng chương trình tham gia gồm 3 tiết mục: ca cổ “Biển chiều” (tác giả: Huỳnh Chiêu, trình bày: Võ Văn Nghiệm), đơn ca “Tiếng hát từ trái tim” (Nhạc sĩ Tuấn Quang, trình bày: Nguyễn Văn Hận) và hoà tấu nhạc cụ dân tộc của 2 thí sinh Phạm Thị Hồng - Nguyễn Thái Hải. Kết quả, Cà Mau đoạt 1 giải Bạc, 2 giải Khuyến khích, 1 giải hoà tấu nhạc cụ ấn tượng, 1 bằng khen của Trung ương Hội. Bên cạnh đó, tiết mục ca cổ “Biển chiều” của thí sinh Võ Văn Nghiệm còn được NSƯT Lê Tứ, thành viên Ban giám khảo trao 1 phần quà dành cho tiết mục ấn tượng tại hội thi.

Ban tổ chức hội thi trao quà cho đại diện các thí sinh tham gia hội thi.

Thí sinh Nguyễn Văn Nghiệm (thứ nhất từ trái sang) nhận giải Bạc tại hội thi.

Hai tiết mục: "Tiếng hát từ trái tim" (thí sinh Nguyễn Văn Hận) và hoà tấu nhạc cụ dân tộc (hai thí sinh Phạm Thái Hải - Nguyễn Thị Hồng) đoạt giải Khuyến khích tại hội thi.

“Đây đúng là sân chơi đẹp để đội ngũ người khuyết tật tỉnh nhà có dịp giao lưu với các tỉnh bạn để rút kinh nghiệm và tiếp tục phát huy vai trò của người khuyết tật trong quá trình tham gia văn nghệ cũng như sinh hoạt văn nghệ định kỳ hằng tháng tại địa phương”, ông Tạ Bửu Thương, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau, bày tỏ./.

Minh Hoàng Phúc

 

 

 

 

Nguồn: https://baocamau.vn/ca-mau-tao-an-tuong-dep-tai-hoi-thi-tieng-hat-nguoi-khuyet-tat-toan-quoc-lan-3-nam-2025-khu-vuc-phi-a39243.html