Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

HĐND tỉnh Nghệ An chất vấn về thực trạng và giải pháp chống hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm bẩn

Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 31 của HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã chất vấn các ngành về công tác phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn trên địa bàn tỉnh.

Báo Nghệ AnBáo Nghệ An10/07/2025

HĐND tháng 7 2025-134

Ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương giải trình về thực trạng và giải pháp chống hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm bẩn. Ảnh: Thành Cường

Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Đồng chí Nguyễn Như Khôi - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trực tiếp điều hành chất vấn và trả lời chất vấn về nội dung công tác phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn trên địa bàn tỉnh.

Người đứng đầu ngành Công Thương Nghệ An, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn.

Kiểm tra, xử lý hơn 8.300 vụ vi phạm

Trước khi bước vào phần chất vấn và trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Công Thương đã báo cáo giải trình trước HĐND tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại được Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Chỉ tính trong năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã ban hành 38 văn bản, kế hoạch chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời điểm cụ thể; trong đó tập trung vào các mặt hàng thương mại điện tử, thuốc lá điện tử, an toàn thực phẩm, vàng, xăng dầu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, chống buôn lậu qua đường hàng không…

Thường trực Tỉnh uỷ cũng đã ban hành 2 văn bản chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để triển khai các đợt cao điểm và các kết luận của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia trong năm 2025.

HĐND tháng 7 2025-106

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Trên cơ sở chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các sở, ngành liên quan và các địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thương mại, y tế, nông nghiệp, hải quan và thuế; góp phần thiết lập môi trường kinh doanh minh bạch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng, chống hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Công tác tuyên truyền pháp luật được triển khai sâu rộng. Nhiều hội nghị tập huấn, truyền thông được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử…; gắn với tăng cường tổ chức ký cam kết với các tổ chức, cá nhân không tham gia vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm...; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.

Riêng lực lượng Quản lý thị trường, từ năm 2024 đến nay đã triển khai ký kết 2.480 bản cam kết đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

HĐND tháng 7 2025-105

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Công tác phối hợp giữa các lực lượng được thực hiện hiệu quả theo Quyết định số 32, ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh về Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và an toàn thực phẩm của các lực lượng chức năng trong tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 31/5/2025 với tổng 8.339 vụ; khởi tố 1.378 vụ/1.857 đối tượng; thu phạt gần 394 tỷ đồng.

Nhiều vụ việc vi phạm điển hình được lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nghiêm, được Nhân dân ghi nhận.

Song song đó, tỉnh cũng đẩy mạnh giải pháp thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và thu hút đầu tư hạ tầng thương mại, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững, phòng, chống sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

 Dán nhãn nhác cho sản phẩm tịa HTX Chanh Nam Kim, huyện Nam Đàn

Sản xuất tại một hợp tác xã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn Nghệ An. Ảnh minh họa: Mai Hoa

4 vấn đề tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực, Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá cũng thẳng thắn thừa nhận: Tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện ở rất nhiều phân khúc của thị trường, nhiều địa bàn nhưng chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để.

Hiệu quả trong công tác đấu tranh chưa cao và còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, kinh doanh bán hàng trực tuyến, thực phẩm bẩn, thuốc giả,...

 Mô hình nông nghiệp cao tại xã Đông Hiếu

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Đông Hiếu. Ảnh minh họa: Mai Hoa

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm bẩn vẫn chưa thực sự có chiều sâu, hiệu quả lan tỏa trong cộng đồng chưa cao.

Tổ chức, phối hợp trong quản lý, kiểm tra, thanh tra, chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các lực lượng vẫn còn tình trạng bỏ sót, có khoảng trống.

8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Trên cơ sở chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, hạn chế, Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá đã đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Trong đó, tỉnh Nghệ An xác định tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với diễn biến thực tế địa phương. Trước mắt, tập trung thực hiện Chỉ thị số 19, ngày 16/6/2025 của UBND tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, cảnh báo người dân về hàng hóa không rõ nguồn gốc; tổ chức ký cam kết, công bố “đường dây nóng” tố giác các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh.

Siết chặt quản lý thị trường, thương mại điện tử, kiểm tra chặt hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, quảng cáo, đặc biệt là thực phẩm và thuốc chữa bệnh.

Nâng cao năng lực, hiệu quả đấu tranh và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng: tăng cường ứng dụng công nghệ AI để phân tích, phát hiện hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng thương mại điện tử nhằm xác định được chính xác địa chỉ các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý.

Cùng với đó, tỉnh sẽ hoàn thiện thể chế, đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ phát triển sản xuất – kinh doanh, quảng bá hàng Việt Nam, xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển thị trường lành mạnh...

Tại phiên chất vấn, lãnh đạo một số sở, ngành ở Nghệ An cũng đã đăng đàn trả lời những câu hỏi của đại biểu về các lĩnh vực liên quan.


Nguồn: https://baonghean.vn/hdnd-tinh-nghe-an-chat-van-ve-thuc-trang-va-giai-phap-chong-hang-gia-hang-kem-chat-luong-va-thuc-pham-ban-10301981.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm