Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Trong chiến dịch Sư tử trỗi dậy của Israel, chiến đấu cơ F-35 đã đập tan radar chống tàng hình của Iran "thành cám" ngay trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống07/07/2025

1.jpg
Iran đã mua một số lượng lớn hệ thống tác chiến điện tử, radar và tên lửa phòng không của Nga. Nhưng qua cuộc chiến ngắn ngủi với Israel, có vẻ chúng chưa phát huy được năng lực. Người ta cho rằng, những gì Nga cung cấp cho Iran chỉ là các hệ thống tác chiến điện tử và radar phiên bản xuất khẩu bị cắt giảm nhiều tính năng.
2.jpg
Hầu hết các nước xuất khẩu vũ khí trên thế giới, các phiên bản xuất khẩu ra bên ngoài đều cắt giảm tính năng, để hạn chế bí mật công nghệ rơi vào tay đối phương. Dù vậy vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.
4.jpg
Hiện tại, radar và tên lửa phòng không của Nga mà Iran có thể mua được, rất có thể là phiên bản dành cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thất bại của phòng không Iran trong chiến dịch "Sư tử trỗi dậy" không chỉ vì vũ khí của Nga không tốt.
5.jpg
Iran được trang bị radar Nebo-SVU, là radar sóng mét mảng pha kỹ thuật số chủ động trạng thái rắn đầu tiên trên thế giới, được sản xuất cho Lực lượng Phòng không Nga. Nó được phát triển bởi Viện Kỹ thuật Vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT) và có thể phát hiện mục tiêu cách xa tới 380 km.
6.jpg
Iran cũng đã sao chép một số lượng lớn radar Sky-M của Nga. L-ASR4 của Iran sử dụng radar mảng pha quét hỗn hợp cơ điện và họ có ít nhất 20 trạm radar lớn, bố trí trên toàn bộ khu vực biên giới phía tây. Hơn đó Iran cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 của Nga.
7.jpg
Iran cũng đã mua radar Rezonans-N của Nga vào năm 2020. Đây là radar cảnh báo sớm phòng không tầm xa cấp chiến lược, có khả năng phát hiện mục tiêu dưới đường chân trời, bằng phương pháp khúc xạ tầng điện ly và có khả năng phát hiện mục tiêu vượt đường chân trời.
8.jpg
Rezonans-N có thể phát hiện và tìm thấy mục tiêu bay trong phạm vi 600 km. Hoạt động trong dải sóng mét, nó có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình. Hơn nữa, radar lớn này của Nga, thực sự đã phát hiện và khóa mục tiêu vào máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.
9.jpg
Vào tháng 8/2020, Alexander Stuchlin, Phó giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Rezonans của Nga, tiết lộ: "Đầu năm 2020, radar đã xác định và theo dõi máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Trắc thủ radar của Nga đã truyền thông tin rõ ràng, bao gồm cả lộ trình bay của F-35, qua đó xác nhận rằng họ có thể theo dõi các máy bay này một cách đáng tin cậy”.
10.jpg
Trên thực tế, Iran đã hình thành một hệ thống radar chống tàng hình mật độ cao, hình thành mạng lưới phòng không tương đối rộng khắp với các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa làm nòng cốt. Tập trung nhiều ở khu vực phía tây và phía nam của Iran, nới có khả năng bị xâm nhập cao.
11.jpg
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Không quân Israel đã hoàn toàn đánh bại hệ thống radar chống tàng hình của Iran ngay trong ngày đầu tiên và tất cả các trạm radar chống tàng hình đều bị phá hủy chính xác.
12.jpg
Lần này, Iran thua giống như Ấn Độ, vì họ thiếu khả năng chiến đấu của hệ thống. Iran triển khai radar do Iran sản xuất, radar của Nga, tên lửa phòng không cũ của Mỹ, của Anh, tên lửa phòng không mới do Iran tự sản xuất và hệ thống tác chiến điện tử của Nga…hoạt động cùng nhau.
13.jpg
Điểm mấu chốt là những vũ khí này không có hệ thống tác chiến thông tin để kết nối với nhau, không có hệ thống liên kết dữ liệu tốc độ cao để truyền thông tin và không có hệ thống tác chiến phối hợp tự động.
14.jpg
Radar sóng mét của Nga thực sự có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình, và không có sự lừa dối nào về điểm này. Tuy nhiên, radar sóng mét không thể khóa chính xác vị trí của máy bay chiến đấu tàng hình và chỉ có thể báo cáo một khu vực gần đúng.
15.jpg

Iran cũng cần một hệ thống phát hiện hồng ngoại, một hệ thống phát hiện quang điện tử và một hệ thống radar tiên tiến hơn để thiết lập cấu hình tam giác và một hệ thống phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình tổng hợp từ nhiều hướng, để khóa chính xác máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và tấn công nó.

16.jpg

Hơn nữa, hệ thống radar phòng không của Iran đã được cố định trong một thời gian dài và thiếu các cuộc tuần tra và cảnh báo thuận lợi. Cùng lúc chiến tranh nổ ra, lực lượng đặc nhiệm Israel đã xâm nhập vào Iran và sử dụng tên lửa chống tăng Spike ở tầm gần, để phá hủy radar chống tàng hình của Iran, gây ra một lỗ hổng lớn trong kênh phòng không của Iran. (nguồn ảnh IRNA, Al Jazeera, TASS).

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/israel-dap-nat-nhu-cam-radar-chong-tang-hinh-iran-ngay-trong-gio-dau-tien-post1553085.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm