Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế đối mặt nhiều thách thức

Trong báo cáo triển vọng vĩ mô mới công bố, Chứng khoán MBS cho biết hoạt động thương mại duy trì đà tăng trưởng trong tháng 4. Tuy nhiên, bất ổn thuế quan đã làm ngành sản xuất suy giảm mạnh với chỉ số PMI chạm đáy 2 năm tại 45.6 điểm. Trên thị trường tài chính, áp lực tỷ giá vẫn kéo dài dù chỉ số DXY giảm mạnh. Lãi suất huy động vẫn trên đà giảm nhưng tốc độ đã chậm lại.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông16/05/2025

Bất ổn thuế quan khiến ngành sản xuất suy giảm mạnh

Báo cáo của MBS chỉ ra rằng việc số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại trong tháng 3 đã giúp hoạt động sản xuất tiếp tục giữ nhịp tăng trưởng trong tháng 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 tăng 1.4% so với tháng trước và tăng 8.9% svck với đóng góp lớn đến từ mức tăng trưởng 10.8% svck của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trong đó, các ngành trọng điểm ghi nhận hoạt động sản xuất tăng trưởng mạnh trong tháng bao gồm: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế (+47.2% svck), sản xuất xe có động cơ (+27.6% svck), sản xuất sản phẩm từ cao su & plastic (+18.6% svck). Trong 4T2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8.4% svck. Trong đó, ngành chế biến chế tạo đạt mức tăng trưởng 9.5%, cao hơn nhiều so với mức 6.3% của cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế đối mặt nhiều thách thức
Chỉ số PMI sản xuất và IIP của Việt Nam (% svck)

Tuy nhiên, MBS cho rằng đà tăng của hoạt động sản xuất công nghiệp có khả năng sẽ bị cản trở trong thời gian tới khi các mức thuế mới của Mỹ khiến số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 4 giảm với tốc độ thu hẹp nhanh và mạnh nhất trong gần hai năm. Sau khi Mỹ công bố các mức thuế đối ứng, sản lượng, đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm mạnh.

Đặc biệt, đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục thu hẹp trong tháng thứ sáu liên tiếp, với mức giảm rõ rệt nhất kể từ T6/2023 cho thấy những thách thức đối với hoạt động xuất khẩu trong các tháng tới. Theo đó, chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam trong tháng 4 đã chạm mức thấp nhất trong hai năm ở mức 45.6 điểm, giảm so với mức 50.5 điểm của tháng 3, báo hiệu sự suy giảm đáng kể về tình trạng của ngành. Ngoài ra, khả năng tiếp tục xảy ra gián đoạn cho ngành sản xuất do thuế quan đã kéo niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 44 tháng trở lại đây. 

Hoạt động thương mại sôi động trong tháng 4, nhưng thách thức đang đón chờ

Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt 38.51 tỷ USD (+19.8% svck), được thúc đẩy bởi một số mặt hàng có mức tăng trưởng cao như: Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (+110.3% svck); xơ và sợi dệt (+99% svck); điện tử, máy tính và linh kiện (+58.7% svck). Tuy nhiên, so với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu giảm 2.8%, phần nào phản ánh những tác động ban đầu của thuế đối ứng lên chuỗi cung ứng và nhu cầu khách hàng quốc tế giảm sau khi đã đẩy mạnh hoạt động mua hàng trong những tháng trước để tăng dự trữ trước khi mức thuế đối ứng được công bố.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 140.34 tỷ USD (+13% svck), với nhiều mặt hàng có mức tăng trưởng cao như: Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (+83.6% svck); cà phê (+51.8% svck); điện tử, máy tính và linh kiện (+36.2% svck). Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng âm lớn như: sắt thép (-23.1% svck); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (-19% svck); chất dẻo nguyên liệu (- 16.3% svck). Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 43.4 tỷ USD (+25.1% svck). Xuất khẩu sang EU tăng 12.8% svck, đạt 18.5 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 18.1 tỷ USD (+2.1% svck).

Tăng trưởng kinh tế đối mặt nhiều thách thức

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu gần như không đổi so với tháng trước với giá trị ước đạt 36.87 tỷ USD (+22.9% svck) trong tháng 4, và lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 136.55 tỷ USD (+18.6% svck). Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch ước đạt 53.2 tỷ USD (+26.5% svck). Trong 4 tháng đầu năm 2025, có 2 mặt hàng nhập khẩu với trị giá trên 5 tỷ USD (chiếm 44.3% tổng kim ngạch nhập khẩu) bao gồm: Điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động xoay quanh các chính sách thuế quan khó đoán định từ phía Mỹ cũng như tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng khi là nền kinh tế có độ mở cao. Tuy nhiên, mức độ bị tác động hiện còn chưa rõ ràng khi chưa có thông tin về mức thuế cuối cùng áp dụng lên hàng hóa của Việt Nam trong năm nay. Do vậy, chuyên gia MBS vẫn đang theo dõi những diễn biến của về nội dung đàm phán trong thời gian tới để điều chỉnh triển vọng tăng trưởng phù hợp.

Áp lực tỷ giá vẫn kéo dài dù chỉ số DXY giảm mạnh

Mặc dù chỉ số DXY đã giảm mạnh 9.7% từ đỉnh năm 2025, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong tháng 4. Việc tỷ giá neo ở mức cao một phần được cho là do các yếu tố: Thứ nhất, trong tháng 4, KBNN tiếp tục chào mua USD từ các NHTM với tổng trị giá 110 triệu USD, qua đó cũng đã phần nào khiến nguồn cung ngoại tệ càng bị thắt chặt. Thứ hai, trong bối cảnh tình hình thương mại đối mặt với nhiều bất ổn liên quan đến các chính sách thuế quan khó đoán định từ phía Mỹ, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng. Cuối cùng, việc lãi suất liên NH giảm mạnh về mức đáy 13 tháng vào cuối tháng đã khiến chênh lệch lãi suất VND – USD đảo chiều âm ở mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay.

Các yếu tố trên đã gây sức ép đáng kể lên tỷ giá. Theo đó, tỷ giá liên NH tăng 1.4% so với cuối tháng 3 lên mức 25,994 VND/USD (+2.1% so với đầu năm). Tỷ giá trên thị trường tự do tăng lên mức 26,470 VND/USD, trong khi tỷ giá trung tâm niêm yết tại 24,956 VND/USD, tương ứng mức tăng lần lượt 2.8% và 2.5% so với đầu năm 2025.

MBS kỳ vọng tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25,500 – 26,000 VND/USD trong năm 2025 khi các kế hoạch nới lỏng tài khóa của chính quyền mới, kết hợp với các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, cùng với lãi suất cao và chủ nghĩa bảo hộ tương đối cao của Mỹ, dự kiến sẽ hỗ trợ cho việc gia tăng giá trị của đồng USD trong năm 2025. Ngoài ra, các chính sách thuế quan khó đoán định từ phía Mỹ dự kiến sẽ tạo ra nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu, thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới và có thể gây áp lực lên dự trữ ngoại hối - vốn đã khá khiêm tốn của Việt Nam sau khi phải bán ra hơn 9 tỷ USD vào năm ngoái.

Tuy nhiên, cho tới nay các yếu tố nội tại vẫn đang ghi nhận những kết quả tích cực như: thặng dư thương mại (~3.79 tỷ USD trong 4T2025), vốn FDI giải ngân (6.74 tỷ USD, +7.3% svck) và sự phục hồi của lượng khách du lịch quốc tế (+23.8% svck trong 4T2025). Theo đó, điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đồng VND.

Tăng trưởng kinh tế đối mặt nhiều thách thức

Trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, NHNN đã quay trở lại hút ròng thanh khoản trong tháng 4 với trị giá ước đạt khoảng gần 22.2 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, NHNN đã bơm khoảng 220.3 nghìn tỷ đồng qua kênh OMO, với mức lãi suất 4% và kỳ hạn từ 7 đến 91 ngày. Tuy nhiên, tổng lượng vốn đáo hạn trong tháng lên tới hơn 242.4 nghìn tỷ đồng.

Mặc những động thái hút ròng của Nhà điều hành, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm sau khi duy trì quanh ngưỡng 4% - 4.4% trong nửa đầu tháng 4, đã giảm mạnh về mức đáy 13 tháng tại 2.2% vào ngày 25/4 – cho thấy tình trạng dư thừa của thanh khoản hệ thống. Theo đó, đã ảnh hưởng đáng kể lên chênh lệch lãi suất VND-USD và áp lực tỷ giá. Nếu như từ đầu năm tới nửa đầu tháng 4, lãi suất qua đêm USD cao hơn VND từ 0.2% - 1.2%/năm, thì gần về cuối tháng mức chênh lệch này đã tăng mạnh lên 2.1%/năm – mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Đến cuối tháng, lãi suất qua đêm ở mức 3.8%, trong khi lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần - 1 tháng dao động quanh mức 3.9% - 4.1%.

Lãi suất huy động vẫn trên đà giảm nhưng tốc độ đã chậm lại trong tháng 4

Sau khi hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất trong hai tháng vừa qua, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục duy trì xu hướng đi xuống nhưng đã chậm lại. Trong tháng 4, có gần 10 nhà băng hạ lãi suất với mức giảm 0.1% - 0.5%/năm đối với nhiều kỳ hạn. Ở chiều ngược lại, thị trường cũng đã ghi nhận một vài ngân hàng tư nhân có quy mô vừa và nhỏ tăng lãi suất đầu vào trong bối cảnh nhu cầu tín dụng có dấu hiệu phục hồi tích cực.

Theo số liệu của NHNN, tính đến hết quý 1, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 3.93% - cao gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhìn chung số lượng ngân hàng giảm lãi suất hiện vẫn đang chiếm ưu thế. Đến cuối tháng 4, trung bình lãi suất kỳ hạn 12 tháng của nhóm NHTM đã giảm 12 điểm cơ bản về mức 4.93%, trong khi lãi suất của nhóm các NHTM quốc doanh vẫn giữ ở mức 4.7%.

MBS dự báo lãi suất đầu vào dao động ở mức 5.5% - 6% trong năm 2025 Mặc dù gần đây lãi suất huy động đang trên đà giảm, tuy nhiên chúng tôi cho rằng lãi suất đầu vào sẽ tăng dần về cuối năm với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực và tăng trưởng tín dụng sẽ đạt hoặc thậm chí vượt mục tiêu đề ra là 16%. Tính đến cuối tháng 3, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 3.93% so với cuối năm 2024 – cao gấp 2.5 lần so với mức tăng 1.42% của T3/2024, cho thấy nhu cầu vốn đang dần phục hồi.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trong năm nay được dự báo vẫn sẽ đạt 17 – 18%, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của ngành sản xuất và tiêu dùng nội địa, và việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. MBS cũng đưa ra dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ dao động quanh mức 5.5% - 6% trong năm 2025.

Nguồn: https://baodaknong.vn/tang-truong-kinh-te-doi-mat-nhieu-thach-thuc-252728.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá vùng savan ở Vườn quốc gia Núi Chúa
Khám phá Vũng Chua- ‘nóc nhà’ mây phủ của phố biển Quy Nhơn
Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm