Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trải nghiệm du lịch xanh ở những Vườn quốc gia Việt Nam

Việt Nam có hơn 30 Vườn Quốc gia (VQG) trên khắp đất liền và hải đảo. Hệ thống VQG là những vương quốc xanh không chỉ đảm nhiệm vai trò bảo tồn, duy trì và phát triển tài nguyên mà còn góp phần rất lớn vào ngành công nghiệp không khói.

HeritageHeritage20/05/2025

1.jpg

9.jpg

Năm 1966, rừng Cúc Phương (thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình) chính là VQG được gọi tên đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu công cuộc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên dải đất hình chữ S.

2.jpg

4.jpg

Với những đặc điểm nổi trội, mỗi VQG là một khu bảo tồn độc đáo và điểm đến với nét hấp dẫn riêng: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) được mệnh danh là xứ sở của hang động; Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Xuân Thủy (Nam Định), U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau)... là những khu dự trữ sinh quyển thế giới; Ba Bể (Bắc Kạn), Tràm Chim (Đồng Tháp), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)... là nơi có những khu rừng ngập nước (ramsar) quan trọng được thế giới ghi nhận.

3.jpg

5.jpg

Với các nhà khoa học, nghiên cứu địa chất, địa hình, địa mạo, hệ động thực vật… thì các VQG là điểm đến lý tưởng để nghiên cứu. Nhiều VQG ở Việt Nam đang sở hữu những giống loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nguồn gen quý trong sách đỏ thế giới. VQG là nơi dành cho giới nghiên cứu, giáo dục nhưng cũng là điểm đến cộng đồng khi nơi đây rộng mở đón nhận những tâm hồn yêu thiên nhiên – đơn giản chỉ là tới đây tận hưởng bầu không khí trong mát để nghỉ ngơi, thư giãn.

6.jpg

7.jpg

Từ cây chò ngàn năm hay vườn bướm dập dờn ở Cúc Phương, những chú sếu đầu đỏ ở Tràm Chim tới những lớp thực bì quan trọng ở vườn khô hạn đặc trưng ở Núi Chúa (Ninh Thuận) hay những mảng kiến tạo địa chất hàng triệu năm ở Phong Nha – Kẻ Bàng... đều là những đối tượng được cả giới khoa học lẫn du khách quan tâm.

8.jpg

11.jpg

Các bạn trẻ ưa mạo hiểm, có thể chọn các cung đường trekking xuyên các VQG như Du Già (Hà Giang), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) hoặc phượt trên những cung đường hiểm trở thuộc rừng Hoàng Liên (Lai Châu – Lào Cai), lênh đênh trên những đầm nước của Xuân Thủy, Tràm Chim… Các giải chạy việt dã xuyên qua các VQG như Hoàng Liên, Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng), Nam Cát Tiên (Đồng Nai – Lâm Đồng – Bình Phước) với các cung đường 10km, 21km, 42km, 70km hay 100km cũng là cách để những người yêu thể thao chinh phục và làm bạn với rừng xanh.

10.jpg

12.jpg

VQG còn là không gian sáng tác của nhiều nhiếp ảnh gia. Cảnh sắc biến đổi bốn mùa trong những VQG là nguồn cảm hứng cho các tay máy: từ săn mây đến mùa lúa chín, mùa gặt hay mùa nước nổi... đến khám phá thế giới ngầm với nhũ đá thần tiên, động vật hoang dã... Không chỉ vậy, các VQG còn là không gian sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Các hoạt động đời thường hay lễ hội, tập tục của họ cũng là đề tài sáng tạo của các nhiếp ảnh gia.

Tạp chí Heritage


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm