Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Xuất hiện fanpage giả mạo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia để lừa đảo "kép"

Fanpage giả mạo có tên gọi “Bộ phận tiếp nhận trình báo an ninh mạng” sử dụng logo của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.

Hà Nội MớiHà Nội Mới21/07/2025

img_3254(1).jpeg
Ảnh chụp màn hình

Gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện fanpage có tên gọi “Bộ phận tiếp nhận trình báo an ninh mạng” sử dụng logo của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.

Trang này “chạy” quảng cáo hiển thị với người dùng, với nội dung: “Nhiều người đang là nạn nhân của các hành vi lừa đảo kỹ thuật số. Tài sản bị dịch chuyển qua app ảo, ví điện tử, tài khoản mạo danh. Việc truy xuất dòng tiền có thể giúp làm rõ và hỗ trợ truy thu tài sản. Nhắn tin cho chúng tôi ngay nếu bạn cần hỗ trợ bước đầu”...

Thông tin với phóng viên Báo Hànộimới sáng nay 21-7, chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết, hiện nay, tình trạng các trang Facebook chạy quảng cáo hứa hẹn hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo liên hệ để “trình báo và lấy lại tiền” đang ngày càng phổ biến.

Đây thực chất là chiêu trò lừa đảo "kép", các đối tượng lợi dụng nỗi lo lắng của nạn nhân để tiếp tục chiếm đoạt thêm tiền bạc, thường dưới dạng phí dịch vụ, phí kết nối hoặc phí “an ninh mạng”.

Những quảng cáo của Faceobook như này không mang lại bất kỳ lợi ích nào, mà chỉ khiến nạn nhân mất thêm tiền và thông tin cá nhân.

img_3255(1).jpeg
Ảnh chụp màn hình

Các trang giả mạo này thường sử dụng tên gọi như “Bộ Tư pháp”, “Bộ Công an”, “Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” hoặc “Hiệp hội An ninh mạng quốc gia” để tạo uy tín.

Sau khi nạn nhân liên hệ qua Messenger hoặc Zalo, chúng sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng và chuyển tiền với lý do “phí thu hồi”, “phí xác minh” hoặc “kết nối với cơ quan chức năng”. Kết quả là nạn nhân không lấy lại được đồng nào, mà còn bị mất thêm tiền.

“Không cơ quan nhà nước nào (như Bộ Công an hay Bộ Tư Pháp) sử dụng Facebook để chạy quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền. Việc thu hồi tiền bị lừa phải thông qua quy trình pháp lý chính thức, không phải qua các trang mạng xã hội. Việc chia sẻ thông tin có thể dẫn đến các hình thức lừa đảo khác, như hack tài khoản hoặc sử dụng dữ liệu để vay nợ giả mạo”, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn nói.

Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo này, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn nhấn mạnh, người dùng cần áp dụng các biện pháp sau: Không tin vào quảng cáo trên mạng xã hội. Bất kỳ quảng cáo nào hứa hẹn “lấy lại tiền bị lừa” đều là dấu hiệu lừa đảo. Tránh click vào liên kết hoặc liên hệ với các trang lạ, ngay cả khi chúng có dấu tích xanh (vì dấu này có thể bị giả mạo).

Trước khi liên hệ bất kỳ dịch vụ nào, kiểm tra xem trang đó có phải là cơ quan chính thức không.

Nếu là nạn nhân bị lừa đảo, hãy trình báo ngay cho công an địa phương nơi gần nhất. Không chuyển tiền cho bất kỳ ai để “hỗ trợ trình báo”. Việc thu hồi tiền (nếu có) sẽ được xử lý qua cơ quan điều tra, không yêu cầu phí từ nạn nhân.

Không chia sẻ số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc thông tin cá nhân với bất kỳ ai qua mạng xã hội. Sử dụng tính năng bảo mật hai lớp (2FA) trên Facebook và các ứng dụng ngân hàng để tăng cường an toàn.

Chia sẻ thông tin với người thân, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em về các chiêu trò này. Nếu nghi ngờ, hãy tìm kiếm ý kiến từ chuyên gia có uy tín.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/xuat-hien-fanpage-gia-mao-hiep-hoi-an-ninh-mang-quoc-gia-de-lua-dao-kep-709814.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm