Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị axit uric cao?

(Dân trí) - Axit uric cao là một tình trạng phổ biến. Bạn có thể không nhận thấy mình bị tăng axit uric, đặc biệt là nếu nó chỉ tăng nhẹ. Nhưng theo thời gian, nó có thể gây tổn thương khắp cơ thể.

Báo Dân tríBáo Dân trí09/07/2025

Tăng axit uric máu là gì?

Tăng axit uric máu là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng nồng độ axit uric trong cơ thể cao.

Theo Cleveland Clinic, axit uric là chất thải được tạo ra khi cơ thể phân hủy các chất hóa học gọi là purin trong thức ăn và đồ uống. Hầu hết axit uric hòa tan trong máu, đi qua thận và thoát ra ngoài qua nước tiểu. Tăng axit uric máu xảy ra nếu có quá nhiều axit uric trong cơ thể.

Tăng axit uric máu khiến axit uric kết tụ lại thành các tinh thể sắc nhọn. Các tinh thể này có thể lắng đọng trong khớp và gây ra bệnh gút, một dạng viêm khớp gây đau đớn. Chúng cũng có thể tích tụ trong thận và hình thành sỏi thận.

Tình trạng axit uric cao rất dễ điều trị. Bạn có thể cần thay đổi một số khía cạnh trong thói quen hàng ngày (như điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc uống nhiều nước hơn). Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để hạ nồng độ axit uric hoặc điều trị bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị axit uric cao? - 1

Để giảm axit uric trong máu, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn, uống nhiều nước... (Ảnh: Shutterstock).

Axit uric cao phổ biến như thế nào?

Tăng axit uric máu rất phổ biến. Cứ 5 người thì có một người bị tăng axit uric máu. Khoảng 5% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh gút. Nam giới có khả năng mắc bệnh gút cao gấp bốn lần so với nữ giới.

Tăng axit uric ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Bạn có thể không nhận thấy mình bị tăng axit uric, đặc biệt là nếu nồng độ axit uric chỉ tăng nhẹ. Nhưng theo thời gian, sự tích tụ axit uric trong máu có thể dẫn đến đau và các triệu chứng khác. Nó cũng có thể gây tổn thương khắp cơ thể.

Nồng độ axit uric cao không được điều trị cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở xương, khớp, gân, dây chằng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ axit uric cao và các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm bệnh thận, bệnh tim, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa.

Các triệu chứng của axit uric cao là gì?

Bản thân tình trạng tăng axit uric thường không gây ra triệu chứng. Hầu hết mọi người không biết mình bị bệnh cho đến khi nồng độ axit uric của họ đủ cao để gây ra bệnh gút hoặc sỏi thận.

Các triệu chứng của cơn gút ở một trong các khớp bao gồm: Đau dữ dội, đổi màu hoặc đỏ, cứng khớp, sưng, nhạy cảm, ngay cả khi chạm nhẹ (như ga trải giường phủ lên), cảm giác nóng ở khớp.

Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm: Đau ở lưng dưới hoặc bên hông, buồn nôn hoặc nôn do đau, sốt hoặc ớn lạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, không thể đi tiểu, cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn, nước tiểu có mùi hôi hoặc trông đục.

Nguyên nhân gây tăng axit uric máu là gì?

Axit uric dư thừa trong máu gây tăng axit uric máu.

Cơ thể bạn tạo ra axit uric sau khi phân hủy purin. Purin có trong tự nhiên và không gây hại khi dùng với lượng nhỏ. Nhưng nếu thường xuyên ăn thực phẩm có nhiều purin, bạn có thể làm tăng nồng độ axit uric theo thời gian.

Thực phẩm và đồ uống có nhiều purin bao gồm:

- Thịt đỏ.

- Nội tạng động vật như gan.

- Hải sản (đặc biệt là cá hồi, tôm, tôm hùm và cá mòi).

- Thực phẩm và đồ uống có sirô ngô có hàm lượng fructose cao.

- Rượu (đặc biệt là bia, bao gồm cả bia không cồn).

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric của bạn như một tác dụng phụ, bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu.

- Thuốc ức chế miễn dịch.

Các yếu tố nguy cơ tăng axit uric máu

Tăng axit uric máu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Một số nhóm người có nhiều khả năng phát triển tình trạng tăng axit uric máu, bao gồm những người:

- Là nam giới.

- Bị béo phì.

- Thường xuyên uống rượu.

- Thường xuyên ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao.

- Có thành viên gia đình bị tăng axit uric máu hoặc bệnh gút.

- Bị suy giáp.

Bệnh tăng axit uric máu được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tăng axit uric máu bằng xét nghiệm máu để đo axit uric trong máu của bạn.

6 loại thực phẩm nên ăn để giảm axit uric

- Chuối

Nếu bạn bị bệnh gút do axit uric cao thì chuối là một trong những loại trái cây tốt nhất để giảm axit uric trong máu.

Chuối có hàm lượng purine rất thấp - một hợp chất tự nhiên phân hủy thành axit uric - khiến nó trở thành lựa chọn tốt để điều trị axit uric cao. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cũng cho thấy điều tương tự.

- Táo

Táo có hàm lượng chất xơ cao. Điều này giúp bạn giảm nồng độ axit uric. Chất xơ hấp thụ axit uric từ máu và loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể bạn. Hơn nữa, táo còn giàu axit malic có tác dụng trung hòa tác dụng của axit uric trong cơ thể.

- Quả anh đào

Theo Healthshots, quả anh đào có thành phần chống viêm tự nhiên gọi là anthocyanin có tác dụng kiểm soát nồng độ axit uric.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy những người ăn quả anh đào có nguy cơ bị bệnh gút tấn công thấp hơn so với những người không ăn. Bằng cách giảm viêm, quả anh đào cũng ngăn chặn axit uric kết tinh và lắng đọng trong khớp của bạn, nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.

- Cà phê

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút giảm khi những người tham gia uống cà phê. Tuy nhiên, nếu bạn còn mắc các bệnh khác thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cà phê vào chế độ ăn uống của mình.

- Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây như cam và chanh là nguồn cung cấp vitamin C và axit citric dồi dào. Bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bạn duy trì mức axit uric khỏe mạnh trong cơ thể, vì chúng có thể loại bỏ lượng axit uric dư thừa một cách hiệu quả.

- Trà xanh

Một số nghiên cứu chứng minh rằng chiết xuất trà xanh có thể làm giảm sản xuất axit uric trong cơ thể, do đó nó trở thành đồ uống tốt cho những người bị bệnh gút hoặc có nồng độ axit uric trong máu cao.

Uống đủ nước, tránh uống rượu, uống cà phê và kiểm soát cân nặng là những lời khuyên tuyệt vời để giảm axit uric.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị axit uric cao? - 2

Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-hieu-canh-bao-ban-bi-axit-uric-cao-20250709104155038.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người đội nắng xem bộ đội hợp luyện diễu binh
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm