Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sáp nhập hành chính tạo đà phát triển văn học - nghệ thuật

Việc sáp nhập 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang thành tỉnh An Giang không chỉ hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, mà còn mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của lĩnh vực văn học - nghệ thuật (VHNT) tại địa phương.

Báo An GiangBáo An Giang10/07/2025

Hội viên xem triển lãm ảnh tại buổi tổng kết 50 năm nền văn học - nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sau ngày đất nước thống nhất

Sự liên kết, phối hợp giữa các Hội VHNT của 2 tỉnh sau sáp nhập giúp phát huy nguồn lực hiện có, tạo thuận lợi để tổ chức các hoạt động chuyên môn đa dạng, chất lượng hơn. Qua đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền VHNT trong bối cảnh hội nhập. Lực lượng văn nghệ sĩ, hội viên, cộng tác viên ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng góp tích cực cho sự nghiệp VHNT của tỉnh. Lực lượng này tiếp tục tham gia sáng tác tác phẩm có giá trị, phản ánh sinh động lịch sử truyền thống, đời sống lao động của người dân, lan tỏa những nét đẹp văn hóa và con người vùng đất An Giang, Kiên Giang. Từ đó, góp phần làm giàu giá trị VHNT của tỉnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của Nhân dân.

Bà Nguyễn Thụy Nhã, Hội viên Phân hội Văn nghệ dân gian, Hội VHNT Kiên Giang chia sẻ: “Phân hội Văn nghệ dân gian có 14 hội viên, phần lớn là người cao tuổi. Việc sáp nhập tỉnh là cơ hội để có thêm nhiều hội viên mới tham gia vào phân hội, góp phần phát triển lĩnh vực văn nghệ dân gian phong phú, đa dạng về văn hóa, con người, lễ hội, các câu chuyện địa phương… Đồng thời, góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau hiểu hơn về lịch sử và con người quê hương Kiên Giang - An Giang”.

Bên cạnh đó, việc sáp nhập còn mở rộng không gian hoạt động, tạo điều kiện để đội ngũ văn nghệ sĩ giao lưu, trải nghiệm thực tế, làm giàu vốn sống và cảm hứng sáng tác. Sự giao thoa văn hóa giữa 2 vùng đất tạo nên những góc nhìn mới mẻ trong tác phẩm. Văn nghệ sĩ An Giang có thể hiểu thêm về vùng đất và con người Kiên Giang và ngược lại, văn nghệ sĩ Kiên Giang có cái nhìn đa chiều hơn về bản sắc văn hóa An Giang. Điều này khơi dậy mạch nguồn sáng tạo, tiếp thêm năng lượng để viết tiếp những chặng đường mới cho VHNT tỉnh nhà, lan tỏa giá trị văn hóa đến cộng đồng. Từ đó, nhiều tác phẩm mới mang màu sắc đa dạng, phản ánh chân thực đời sống con người, phong cảnh, văn hóa vùng đất được ra đời.

Đội ngũ văn nghệ sĩ cùng nhau tiếp tục sáng tác, phản ánh đa chiều đời sống xã hội, vẻ đẹp quê hương, đất nước qua những tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa, văn học, âm nhạc… Anh Trương Minh Điền, Hội viên Phân hội Nhiếp ảnh, Hội VHNT Kiên Giang chia sẻ: “Việc sáp nhập tỉnh làm cho không gian sáng tác được mở rộng, tạo điều kiện để tôi và các văn nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Thời gian tới, tôi sẽ đi thực tế tại các xã, phường thuộc tỉnh An Giang (cũ) để tìm hiểu, khám phá văn hóa và đời sống người dân, từ đó tìm kiếm chất liệu cho các tác phẩm mới”.

Theo Phó Chủ tịch phụ trách Hội VHNT Kiên Giang Phan Thanh Vũ, việc sáp nhập tỉnh đặt ra yêu cầu mới trong tổ chức và hoạt động của các hội VHNT. Thời gian tới, các hội đảm bảo tổ chức tinh gọn, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ phát triển, đoàn kết, phát huy thế mạnh từng địa phương và đổi mới phương thức hoạt động. Hội sẽ khơi dậy và phát huy tài năng sáng tạo của văn nghệ sĩ, khích lệ hội viên sáng tác tác phẩm có chiều sâu, giá trị tư tưởng cao, phản ánh chân thực đời sống xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa văn nghệ phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

TIỂU ĐIỀN

Nguồn: https://baoangiang.com.vn/sap-nhap-hanh-chinh-tao-da-phat-trien-van-hoc-nghe-thuat-a424069.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm